Quyền tác giả là một chế định pháp luật trong đó tập hợp các quy định cụ thể về việc bảo hộ các sáng tạo văn học và nghệ thuật của các tác giả, nghệ sĩ và các nhà sáng tạo khác. Vậy làm sao để hiểu thế nào là quyền tác giả là gì và những vấn đề liên quan xoay quanh quyền tác giả như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Hiện nay, quyền tác giả được pháp luật quy định để pháp luật bảo vệ quyền lợi của những người tạo ra tác phẩm và giá trị của tác phẩm đó. Việc xâm phạm quyền tác giả và xử lý xâm phạm quyền tác giả là các vấn đề pháp lý được nhiều người quan tâm. Nhất là hiện nay, tình trạng xâm phạm bản quyền đang diễn ra tràn lan, dưới nhiều hình thức khác nhau. Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân, tổ chức có thể bị xử phạt hành chính, dân sự, thậm chí là bị xử lý hình sự.
Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm năm 2009) quy định: "Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu."
Như vậy, quyền tác giả bao gồm những quyền cụ thể mà pháp luật trao cho tác giả hay chủ sở hữu của một tác phẩm về việc đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Sao chép, điều chỉnh hay truyền tải, phổ biến tác phẩm đến với công chúng bằng và việc cho phép người khác tham gia vào quá trình khai thác tác phẩm.
Theo điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 có quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, bao gồm:
Tác phẩm được bảo hộ theo quy định như trên phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Theo quy định tại Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
Như vậy, để xác định sản phẩm, tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc do mình là chủ sở hữu có thuộc phạm vi được bảo hộ quyền tác giả hay không.
Căn cứ Điều 6, Điều 13 và Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ 2005, tác phẩm không cần công bố hay đăng ký cũng đều được bảo hộ quyền tác giả nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau:
Theo Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quyền tác giả được bảo hộ trong thời hạn cụ thể như sau:
Một điểm cần chú ý: Thời hạn bảo hộ theo quy định tại chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31/12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Xác định thể loại tác phẩm đăng ký
Sau khi hoàn thiện tác phẩm, chủ sở hữu, tác giả thực hiện xác định thể loại tác phẩm dự định đăng ký bản quyền.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả
Sau khi xác định được loại hình tác phẩm dự định đăng ký bản quyền, Chủ sở hữu, tác giả tác phẩm tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký bản quyền theo quy định.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả
Nộp trực tiếp tại Cục Bản quyền tác giả
Bước 4: Cục Bản quyền tác giả thẩm định cấp Giấy chứng nhận.
Căn cứ Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ, hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cần các loại giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo mẫu. Lưu ý rằng: Khai bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên.
- 02 bản sao của tác phẩm muốn đăng ký quyền tác giả, trong đó:
Lưu ý: Tác phẩm đặc thù như tranh, tượng, tượng đài, công trình kiến trúc;… thì có thể thay thế bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả bằng ảnh chụp không gian ba chiều.
- Giấy ủy quyền: Chỉ nộp nếu người nộp hồ sơ là người được tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả ủy quyền.
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn.
- Văn bản đồng ý của các tác giả nếu tác phẩm đăng ký có đồng tác giả.
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu nếu có quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
Lưu ý: Các giấy tờ kể trên đều phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, nếu được viết bằng ngôn ngữ khác thì phải có bản dịch tiếng Việt đi kèm.
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng. Hồ sơ cũng có thể gửi qua đường bưu điện.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có nhu cầu xin đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn nêu rõ lý do và hồ sơ xin đổi hoặc cấp lại.
Cục Bản quyền tác giả cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp Giấy chứng nhận bị mất; đổi Giấy chứng nhận trong trường hợp bị rách nát, hư hỏng hoặc thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả.
Tùy theo tính chất và mức độ, hành vi xâm phạm quyền tác giả có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự:
Trường hợp 1: Áp dụng biện pháp dân sự
Được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.
Theo quy định tại Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005, tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý chủ thể có hành vi xâm phạm bản quyền:
Trường hợp 2: Áp dụng biện pháp hành chính
Được áp dụng theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện
Theo quy định tại Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì những hành vi xâm phạm bản quyền sau đây bị xử phạt hành chính:
Trường hợp 3: Áp dụng biện pháp hình sự
Được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Theo quy định tại Điều 225 Bộ luật hình sự 2015, hành vi vi phạm bản quyền bị áp dụng chế tài hình sự khi đủ 3 yếu tố sau:
Dịch vụ Luật NPLaw chúng tôi cung cấp các dịch vụ về các nội dung liên quan về quyền tác giả, bao gồm:
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề quyền tác giả. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn