Sao chép tác phẩm như thế nào là đúng luật?

Sao chép là việc tạo ra bản sao của toàn bộ hoặc một phần tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Hành vi sao chép tác phẩm có phải là hành vi xâm phạm quyền tác giả? Trong bài viết dưới đây, NPLaw sẽ giải đáp một số thắc mắc về sao chép tác phẩm theo quy định pháp luật.

Sao chép tác phẩm là một thực trạng diễn ra phổ biến tại Việt Nam. Nhiều người cho rằng mọi hành vi sao chép tác phẩm mà không có sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu đều là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Tuy nhiên, không phải bất cứ hành vi sao chép tác phẩm nào cũng là hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ. Ví dụ, sao chép tác phẩm nhằm học tập của cá nhân, không nhằm mục đích thương mại thì không xâm phạm quyền tác giả theo quy định pháp luật. Do đó, để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình, việc trang bị kiến thức pháp luật liên quan đến sao chép tác phẩm là hết sức cần thiết. 

Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Theo khoản 10 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung các năm 2009, 2019, 2022 quy định: “Sao chép là việc tạo ra bản sao của toàn bộ hoặc một phần tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”.

Như vậy, sao chép tác phẩm là việc tạo ra bản sao toàn bộ hoặc một phần tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.

 Quy định pháp luật liên quan đến sao chép tác phẩm​​​​​​​

Theo Khoản 1 Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung các năm 2009, 2019, 2022, các trường hợp sao chép tác phẩm không xâm phạm quyền tác giả gồm:

  • Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại. Quy định này không áp dụng trong trường hợp sao chép bằng thiết bị sao chép;
  • Sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại;
  • Sử dụng tác phẩm trong hoạt động thư viện không nhằm mục đích thương mại, bao gồm sao chép tác phẩm lưu trữ trong thư viện để bảo quản, với điều kiện bản sao này phải được đánh dấu là bản sao lưu trữ và giới hạn đối tượng tiếp cận theo quy định của pháp luật về thư viện, lưu trữ; sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép cho người khác phục vụ nghiên cứu, học tập; sao chép hoặc truyền tác phẩm được lưu giữ để sử dụng liên thông thư viện thông qua mạng máy tính, với điều kiện số lượng người đọc tại cùng một thời điểm không vượt quá số lượng bản sao của tác phẩm do các thư viện nói trên nắm giữ, trừ trường hợp được chủ sở hữu quyền cho phép và không áp dụng trong trường hợp tác phẩm đã được cung cấp trên thị trường dưới dạng kỹ thuật số;
  • Sao chép bằng cách đăng tải lại trên báo, ấn phẩm định kỳ, phát sóng hoặc các hình thức truyền thông khác tới công chúng bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác được trình bày trước công chúng trong phạm vi phù hợp với mục đích thông tin thời sự, trừ trường hợp tác giả tuyên bố giữ bản quyền;

Việc sao chép tác phẩm đã công bố nêu trên không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm; Việc sao chép này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm mỹ thuật, chương trình máy tính; việc làm tuyển tập, hợp tuyển các tác phẩm.

Ngoài ra, còn một số trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả dành cho người khuyết tật được quy định tại Điều 25a Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung các năm 2009, 2019, 2022.

Theo Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm sẽ bị xử phạt như sau:

“1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này”.

Như vậy, sao chép tác phẩm trái quy định bị xử phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định trên.

4. Hồ sơ, thủ tục để được bảo hộ sao chép tác phẩm?

Theo khoản 3 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung các năm 2009, 2019, 2022 về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả:

“Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác”.

Như vậy, tác phẩm sao chép sẽ không được bảo hộ quyền tác giả theo quy định trên.

Sao chép tác phẩm trái quy định bị xử phạt như thế nào?

Theo Nghị định 131/2013/NĐ-CP, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sao chép tác phẩm trái pháp luật gồm:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; 
  • Thanh tra: Chánh thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở, Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Chánh Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam;
  • Giám đốc Công an cấp tỉnh.
  • Quản lý thị trường.

Như vậy, thẩm quyền xử lý hành vi sao chép tác phẩm trái pháp luật được quy định như trên.

Theo khoản 2 Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung các năm 2009, 2019, 2022, hành vi xâm phạm quyền tài sản gồm hành vi: “Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;”

Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả được quy định tại khoản 1 Điều 25, Điều 25a Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung các năm 2009, 2019, 2022.

Như vậy, việc sao chép tác phẩm trên mạng của người khác khi chưa được sự cho phép được xem là hành vi xâm phạm quyền tài sản nếu việc sao chép này không thuộc các trường hợp ngoại lệ theo quy định trên.

Sách báo đã mua, photo lại có vi phạm không?

Theo khoản 1 Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung các năm 2009, 2019, 2022 về các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả bao gồm trường hợp sao chép sau:

  • Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại
  • Sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại

Như vậy, việc photo lại sách báo đã mua để nghiên cứu khoa học, học tập cá nhân và không nhằm mục đích thương mại thì không vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ theo quy định trên.

Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm như sau:

“1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này”.

Như vậy, hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm bị xử phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định trên.

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ; Tư vấn, giải đáp các vấn đề liên quan đến sao chép tác phẩm; Tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong vụ việc tranh chấp.

Để được tư vấn và hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ NPLaw theo thông tin dưới đây:

 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan