Tác phẩm sân khấu bao gồm những loại nào?

Tác phẩm sân khấu là một trong những đối tượng được pháp luật bảo hộ quyền tác giả. Vậy tác phẩm sân khấu là gì? Tác phẩm sân khấu gồm những loại hình nào? Để trả lời các câu hỏi trên, NPLaw mời bạn đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tác phẩm sân khấu!

I. Thực trạng việc xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu hiện nay

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền này được Nhà nước bảo hộ theo quy định pháp luật. Pháp luật đã quy định trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền này khi có hành vi xâm phạm. Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào có hành vi xâm phạm quyền tác giả thì chủ sở hữu quyền tác giả hoàn toàn có thể yêu cầu chủ thể xâm phạm quyền tác giả phải chịu trách nhiệm theo các quy định của cơ quan có thẩm quyền xử lý đối tượng có hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Ở Việt Nam, mặc dù pháp luật Việt Nam hiện hành về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ quyền tác giả trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cũng như yêu cầu thực tiễn của Việt Nam, nhưng trên thực tế thực trạng việc xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu hiện nay ngày vẫn còn ở mức độ rất phổ biến. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả nói chung,  hành vi xâm phạm quyền tác phẩm sân khấu nói riêng cũng rất đa dạng, từ xâm phạm quyền tài sản như quyền sao chép, quyền truyền đạt, phân phối tác phẩm đến quyền nhân thân như quyền công bố tác phẩm, quyền bảo vệ sự vẹn toàn của tác phẩm… Các hành vi xâm phạm ngày càng tinh vi hơn với việc khai thác sự phát triển của công nghệ.

II. Quy định của pháp luật về tác phẩm sân khấu

1. Khái niệm tác phẩm sân khấu

Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) và khoản 5 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP thì tác phẩm sân khấu là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa, múa rối, múa đương đại, ba lê, kịch nói, opera, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.

2. Quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu

Căn cứ vào khoản 2 Điều 21 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) thì Quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu được quy định như sau: 

  • Tác giả kịch bản sân khấu được hưởng quyền nhân thân sau: Đặt tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;
  • Tác giả tác phẩm văn học, tác giả tác phẩm âm nhạc, đạo diễn sân khấu, chỉ huy âm nhạc, biên đạo múa, thiết kế sân khấu, phục trang và những người thực hiện các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm sân khấu được hưởng quyền  Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
  • Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để xây dựng tác phẩm sân khấu là chủ sở hữu các quyền: Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và các quyền tài sản của quy định tại Điều 20 Luật này bao gồm: Làm tác phẩm phái sinh; Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; Sao chép tác phẩm; Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính), trừ trường hợp có thỏa thuận khác bằng văn bản; có nghĩa vụ trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) theo hợp đồng với những người quy định;
  • Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để xây dựng tác phẩm sân khấu có thể thỏa thuận với Biên kịch, đạo diễn về việc đặt tên, sửa đổi tác phẩm;
  • Trường hợp tác phẩm văn học, tác phẩm âm nhạc trong tác phẩm sân khấu được sử dụng độc lập thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm văn học, tác phẩm âm nhạc được hưởng quyền tác giả một cách độc lập đối với tác phẩm văn học, tác phẩm âm nhạc đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác bằng văn bản.

3. Hồ sơ bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu

Tại Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) quy định về hồ sơ đăng ký quyền tác giả:

- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu theo cách thức trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.

- Hồ sơ đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan.

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; thời gian hoàn thành; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếu có), cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong tờ khai. Tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;

  • Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
  • Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là người được ủy quyền;
  • Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung. 

4. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu

Tại Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả thì:

  • Quyền nhân thân của tác giả đối với tác phẩm sân khấu gồm: Đặt tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc, thì được bảo hộ vô thời hạn.
  • Quyền nhân thân của tác giả đối với tác phẩm sân khấu là công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm sân khấu điện ảnh có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết. Thời hạn bảo hộ đối với các quyền này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

III. Một số câu hỏi thường gặp về tác phẩm điện ảnh

1. Biểu diễn tác phẩm sân khấu trong các buổi sinh hoạt văn hoá có vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu không?

Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022 quy định về các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả thì: Việc biểu diễn tác phẩm sân khấu trong các buổi sinh hoạt văn hóa không nhằm mục đích thương mại thuộc trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

Việc sử dụng tác phẩm sân khấu này không được mâu thuẫn với việc khai thác bình thường tác phẩm và không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

Do đó, nếu cuộc biểu diễn tác phẩm sân khấu trong các buổi sinh hoạt văn hoá không nhằm mục đích thương mại, không gây phương hại đến tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm  thì không vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu. 

2. Tác phẩm sân khấu bao gồm những loại nào?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan thì: 

Tác phẩm sân khấu là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa rối, kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác. Những loại hình này sẽ được phát sinh quyền tác giả dưới danh nghĩa của tác phẩm sân khấu khi đáp ứng được những điều kiện nhất định.

IV. Luật sư tư vấn về tác phẩm sân khấu

Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và Luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về thừa kế. Kế đó, quý khách có thể đưa ra quyết định lựa chọn Luật sư của NPLaw bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc là người đại diện theo ủy quyền khi tham gia tố tụng.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan