Trong lĩnh vực đấu thầu, vấn đề minh bạch, công bằng và tuân thủ pháp luật là những yêu cầu quan trọng nhằm bảo đảm chất lượng và hiệu quả của các gói thầu. Tuy nhiên, vẫn còn những trường hợp xảy ra hành vi thông thầu, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình đấu thầu và sự công bằng giữa các nhà thầu.
Thông thầu là một hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình đấu thầu và xảy ra khi có sự cấu kết hoặc thỏa thuận không minh bạch giữa các bên tham gia thầu nhằm thao túng kết quả của cuộc đấu thầu. Mục đích của hành vi này thường là để một bên hoặc một nhóm bên có lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác, gây mất công bằng và làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đấu thầu. Theo Luật Đấu thầu 2013, thông thầu bị coi là hành vi trái pháp luật và bị nghiêm cấm.
Hiện nay không có quy định giải thích thế nào là thông thầu. Tuy nhiên, căn cứ quy định về những hành vi được xem là thông thầu tại khoản 3 Điều 16 Luật đấu thầu 2023, có thể hiểu thông thầu là hành vi một hoặc nhiều bên tham gia đấu thầu cố ý thông đồng, dàn xếp để làm sai lệch kết quả đấu thầu nhằm giúp một bên giành được gói thầu.
Theo khoản 3 Điều 16 Luật đấu thầu 2023, thông thầu bao gồm các hành vi sau đây:
Như vậy, những hành vi nêu trên là hành vi thông thầu.
Biện pháp xử lý đối với hành vi thông thầu hiện nay như sau:
Khoản 2 Điều 37 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi thông thầu.
Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 về Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng quy định:
Người nào thực hiện hành vi thông thầu gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội thì người phạm tội có thể bị truy cứu theo khoản 2, phạt tù từ 03 năm đến 12 năm hoặc khoản 3, phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Như vậy, người có hành vi thông thầu thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm thì sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên.
Theo khoản 2 Điều 87 Luật đấu thầu 2023, người có hành vi vi phạm quy định về đấu thầu thì ngoài bị xử lý theo khoản 1 thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Luật này còn bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 06 tháng đến 05 năm.
Như vậy, khi nhà thầu đã có hành vi thông thầu và đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định trên thì không được tham gia các gói thầu khác.
Theo quy định hiện nay, chuẩn bị trước hàng hóa để liên kết tham gia gói thầu không bị coi là thông thầu. Tuy nhiên nếu có sự thỏa thuận về việc từ chối cung cấp hàng hóa hoặc thỏa thuận khác nhằm hạn chế cạnh tranh để một bên trúng thầu thì hành vi này sẽ bị coi là thông thầu theo điểm b khoản 3 Điều 16 Luật đầu tư 2023.
Theo điểm a khoản 3 Điều 16 Luật đầu tư 2023, thông thầu bao gồm hành vi: “Dàn xếp, thỏa thuận, ép buộc để một hoặc các bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu hoặc rút hồ sơ dự thầu để một bên trúng thầu”;
Như vậy, nếu có sự thỏa thuận về chuẩn bị hồ sơ nhằm để một bên trúng thầu thì được xem là thông thầu theo quy định trên.
Thông thầu là một hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu theo khoản 3 Điều 16 Luật đấu thầu 2023. Việc bảo đảm dự thầu khi có hành vi vi phạm này xảy ra hiện nay như sau:
Khoản 7 Điều 14 Luật đấu thầu 2023 về bảo đảm dự thầu: “Trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu. Trường hợp có thành viên trong liên danh vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh không được hoàn trả”.
Theo đó, điểm b khoản 9 Điều 14 quy định bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp Nhà thầu, nhà đầu tư có hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 của Luật này.
Như vậy, nếu thành viên trong liên danh tham dự thầu có hành vi thông thầu thì các thành viên còn lại sẽ không được hoàn trả bảo đảm dự thầu.
Hiện nay, hành vi thông thầu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 222 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 về Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Căn cứ Điều 76 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại: “Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 của Bộ luật này”.
Như vậy, pháp nhân thương mại thực hiện hành vi thông thầu thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định thông thầu hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn về hỗ trợ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn