thuế bán hàng online hiện nay

Hiện nay xu hướng bán hàng online ngày càng gia tăng bởi những lợi ích về kinh tế cũng như tiết kiệm thời gian mà nó đem lại, theo đó trên các nền tảng mạng xã hội việc mua bán hàng online diễn ra rất sôi nổi… Việc bán hàng online trên các nền tảng còn giúp cho những cá nhân kinh doanh thu hút được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau so với kinh doanh trực tiếp tại cửa hàng. Vậy làm sao để hiểu thế nào là thuế bán hàng online và những vấn đề liên quan xoay quanh về thuế bán hàng online như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Thế nào là thuế bán hàng online?

Thuế bán hàng online là loại thuế áp dụng cho các hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ trực tuyến trên internet. Đây là một hình thức thuế mới phát sinh do sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và tiếp thị trực tuyến.

Thuế bán hàng online thường áp dụng cho các giao dịch mua bán trực tuyến, bao gồm việc bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ, quảng cáo trực tuyến, hệ thống thanh toán trực tuyến và các hoạt động liên quan khác. 

Các mô hình thuế bán hàng online có thể khác nhau tùy thuộc vào quốc gia áp dụng. Một số quốc gia áp thuế bán hàng online bằng cách thuế VAT (giá trị gia tăng), thuế tiêu thụ, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập hoặc các hình thức thuế khác. 

Các quy định thuế bán hàng online cũng có thể khác nhau đối với các doanh nghiệp nhỏ và lớn, tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia và khu vực. Việc áp dụng thuế bán hàng online có thể tạo ra nguồn thu ngân sách cho nhà nước từ hoạt động kinh doanh trực tuyến và đảm bảo công bằng tài chính giữa các doanh nghiệp truyền thống và doanh nghiệp hoạt động trực tuyến.

II. Quy định pháp luật về thuế bán hàng online

1. Khi nào phải nộp thuế bán hàng online?

Người bán hàng online sẽ nộp lệ phí môn bài định kỳ hàng năm. Lệ phí môn bài sẽ được tính dựa trên doanh thu hàng năm. Người bán hàng online có doanh thu hàng năm từ 100 triệu trở lên sẽ phải nộp lệ phí môn bài từ 300.000 đồng - 1.000.000 đồng

Đồng thời, căn cứ theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC, người bán hàng online có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì không phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.

Như vậy, nếu doanh thu tính trong năm dương lịch từ 100 triệu trở lên thì người bán hàng online phải có nghĩa vụ nộp thuế.

2. Cơ quan có  thẩm quyền quản lý việc nộp thuế bán hàng online

Theo Điều 2 Luật quản lý thuế năm 2019 quy định cơ quan quản lý thuế bao gồm:

  • Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực;
  • Cơ quan hải quan bao gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan.

Do vậy, thẩm quyền truy thu thuế sẽ bao gồm các cơ quan sau: Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế; Tổng cục hải quan, Cục hải quan, Chi cục hải quan (đối với hàng hóa xuất nhập khẩu).

3. Làm sao để kiểm soát được thu nhập khi một chủ thể bán hàng online?

Để có thể kiểm soát được mức thu nhập khi một chủ thể bán hàng online thì Tổng cục Thuế đã cho biết: Đối với các cá nhân kinh doanh ở Việt Nam, thông thường không có sổ sách, hóa đơn, chứng từ. Các cá nhân này thường hoạt động kinh doanh trực tiếp trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nên việc thanh toán bằng tiền mặt là rất phổ biến, tức là dựa trên các yếu tố chi phí của cá nhân như: địa điểm, lao động, điện, nước và các yếu tố tối thiểu; từ đó xác định được chi phí tối thiểu và doanh thu tối thiểu của cá nhân kinh doanh và sau đó đưa ra mức khoán. Do vậy, ngành thuế hiện quản lý thuế các cá nhân kinh doanh theo hình thức doanh thu khoán.

Với những cá nhân hoạt động kinh doanh trên Facebook, mặc dù quảng bá, bán hàng trên Facebook nhưng chắc chắn, các cá nhân này cũng phải sử dụng những dịch vụ như chuyển phát hàng hóa, thanh toán qua ngân hàng hoặc thanh toán thông qua các chủ hàng khác cung cấp hàng cho cá nhân. Đây là các yếu tố ngành thuế sẽ phải kiểm soát để xác định được doanh thu của một cá nhân kinh doanh trên các tài khoản mạng xã hội.

Một số thắc mắc về thuế bán hàng online

III. Một số thắc mắc về thuế bán hàng online

1. Thuế suất  của chủ thể bán hàng online phải nộp là bao nhiêu?

Căn cứ theo Phụ lục I Thông tư số 40/2021/TT-BTC, bán hàng online là hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa nên tỷ lệ tính thuế GTGT, thuế suất thuế TNCN được quy định như sau:

  • Tỷ lệ thuế GTGT: 1%;
  • Tỷ lệ thuế TNCN: 0,5%

Có được truy thu thuế khi các chủ thể bán hàng online không thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ nộp thuế không?

2. Có được  truy thu thuế khi các chủ thể bán hàng online không thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ nộp thuế không?

Truy thu thuế liên quan đến các khoản nợ thuế từ năm trước đó và người nộp thuế có thể vô tình hoặc cố ý chậm. 

Thuế bị truy thu thường được áp dụng cho kỳ thuế của năm trước mà đến năm nay doanh nghiệp vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ của mình. Khi đáo hạn 1 năm, doanh nghiệp buộc phải thực hiện báo cáo tài chính.

Nếu trong báo cáo tài chính kê khai thuế không đầy đủ, có biểu hiện gian lận, hoặc kê khai đúng nhưng vẫn không chịu nộp thuế đúng thời gian quy định thì các đơn vị cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định truy thu với doanh nghiệp.

Như vậy, khi các chủ thể bán hàng online không thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ nộp thuế thì cũng sẽ bị truy thuế theo quy định pháp luật.

3. Thu thuế  bán hàng online từ năm nào?

Bộ Tài chính ban hành tại Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế với hộ, cá nhân kinh doanh.

Cụ thể, điểm đ khoản 1 Điều 8 Thông tư 40 này quy định, tổ chức là chủ sở hữu của sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân theo lộ trình của cơ quan thuế.

Theo đó, các sàn giao dịch thương mại điện tử căn cứ doanh thu, các khoản thu khác mà cá nhân kinh doanh trên sàn nhận được, bao gồm khoản nhận qua đơn vị vận chuyển, các hình thức trung gian thanh toán… để xác định doanh thu kê khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh.

Trong thời gian chưa thực hiện được việc khai thuế thay, nộp thuế thay thì các sàn giao dịch thương mại điện tử phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan theo quy định của pháp luật như: họ tên; số định danh cá nhân hoặc chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu; mã số thuế; địa chỉ; email; số điện thoại liên lạc; hàng hóa, dịch vụ cung cấp; doanh thu kinh doanh; tài khoản ngân hàng của người bán; thông tin khác liên quan;

Lưu ý: cá nhân kinh doanh có thu nhập năm 100 triệu đồng trở lên sẽ phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Mức thuế áp dụng cho cá nhân bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa (trừ giá trị hàng hóa đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng) là 1,5% tính trên doanh thu, gồm 1% thuế suất giá trị gia tăng và 0,5% thuế thu nhập cá nhân.

(Thông tư 40/2021/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/8/2021.)

4. Cách đóng thuế kinh doanh online như thế nào?

Quy định về cách nộp thuế đối với từng trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Cá nhân kinh doanh bán hàng online tự phát, không có cửa hàng và không đăng ký kinh doanh chỉ cần đăng ký MST cá nhân để kê khai thuế.

Trường hợp 2: Cá nhân/tổ chức bán hàng online có cửa hàng, đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp thực hiện đóng thuế theo đúng quy định của từng loại hình.

Do đó, bán hàng online bắt buộc phải nộp thuế. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp, từng hình thức kinh doanh, doanh thu đạt được mà mức nộp thuế sẽ khác nhau.

Căn cứ Điều 3 Thông tư 92/2015/TT-BTC, số tiền thuế phải nộp được tính như sau:

1/ Số tiền thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT

2/ Số tiền thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Thuế suất thuế TNCN

Doanh thu tính thuế là doanh thu chịu thuế sau khi trừ đi các khoản chi phí được trừ

Trường hợp cá nhân nộp thuế có sử dụng hóa đơn của Cơ quan Thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu trên hóa đơn. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế hoặc xác định không đúng thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền sẽ ấn định doanh thu tính thuế

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan thuế bán hàng online

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề thuế bán hàng online. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan