Với nền kinh tế phát triển như hiện nay thì các sản phẩm khoa học, công nghệ, trí tuệ con người dần dần được phát triển. Tuy nhiên, với đặc tính khác biệt của các sản phẩm này nên chúng rất dễ bị đánh cắp. Do đó, để bảo vệ thành quả do con người sáng tạo nên Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022 (Luật sở hữu trí tuệ) đã quy định chi tiết các nội dung quyền sở hữu công nghiệp.
Các quy định của luật sở hữu công nghiệp được ban hành góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Qua đó có thể thấy được tầm quan trọng của luật sở hữu công nghiệp, hãy tìm hiểu quy định của luật sở hữu công nghiệp cùng NPLaw thông qua các nội dung dưới đây.
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Như vậy, thông qua khái niệm trên có thể thấy đối tượng của sở hữu công nghiệp gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh.
Nội dung quyền sở hữu công nghiệp là bao gồm tổng hợp các quyền của chủ thể sở hữu công nghiệp được pháp luật ghi nhận và bảo hộ. Cụ thể gồm những quyền như sau:
- Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
- Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp.
Như vậy, nội dung sở hữu công nghiệp bao gồm 3 nhóm quyền cơ bản nêu trên.
Quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả khác nhau ở một số nội dung sau:
Nội dung | Quyền sở hữu công nghiệp | Quyền tác giả |
Cơ sở pháp lý | Phần 3 Luật sở hữu trí tuệ | Phần 2 Luật sở hữu trí tuệ |
Đối tượng bảo hộ | Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh. |
Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Đối tượng liên quan đến quyền tác giả gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. |
Điều kiện bảo hộ | Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Ví dụ đối với sáng chế thì điều kiện bảo hộ là có tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp. |
Pháp luật hiện hành không quy định điều kiện đối với tác phẩm được bảo hộ. Tại khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ quy định quyền tác giả phát sinh từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới hình thức nhất định, không phân biệt nội dung, hình thức,… |
Căn cứ xác lập | Xác lập dựa trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trừ các đối tượng được xác lập tự động). | Xác lập kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới hình thức nhất định. |
Nội dung | Bao gồm tổng hợp các quyền của chủ thể sở hữu công nghiệp được pháp luật ghi nhận và bảo hộ. | Gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. |
Hành vi xâm phạm | Tùy từng đối tượng bảo hộ mà có các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp khác nhau. | Bao gồm các hành vi quy định tại Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ. |
Hiệu lực bảo hộ |
Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ. Tùy vào từng đối tượng bảo hộ mà pháp luật quy định thời gian có hiệu lực của văn bằng bảo hộ khác nhau, cụ thể tại Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ. |
Quyền nhân thân trong một số trường hợp có thể được bảo hộ vô thời hạn (Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ). |
Quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật Việt Nam quy định chi tiết tại các điều khoản trong Luật sở hữu trí tuệ. Cụ thể, quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại hẳn phần thứ ba của Luật sở hữu trí tuệ. Ngoài Luật sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp còn được điều chỉnh bởi các luật liên quan như Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn.
Bên cạnh pháp luật quốc gia, quyền sở hữu công nghiệp còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc tế như là các điều ước, hiệp định quốc tế: Công ước Pari về bảo hộ sở hữu công nghiệp 1883; Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS);…
Các nội dung liên quan đến luật sở hữu công nghiệp được quy định mới gồm những nội dung sau:
- Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2022 đã bổ sung thêm khái niệm liên quan tới sở hữu công nghiệp như sáng chế mật. Theo đó, sáng chế mật là sáng chế được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định là bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
- Bổ sung quy định về đơn đăng ký đối với sáng chế mật được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
- Bổ sung quy định về tính mới của sáng chế, cụ thể bổ sung thêm một trường hợp loại trừ tính mới của sáng chế.
- Bổ sung trường hợp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không hợp lệ: đơn đăng ký sáng chế được nộp trái với quy định về kiểm soát an ninh đối với sáng chế.
- Bổ sung thêm các trường hợp từ chối chấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế.
Trên đây là một số nội dung mà NPLaw muốn truyền tải tới quý khách hàng để nắm rõ hơn về luật sở hữu công nghiệp. Nếu khách hàng còn những thắc mắc về các nội dung nêu trên xin hãy liên hệ ngay với NPLaw để được tư vấn một cách chi tiết và hiệu quả.
Bên cạnh đó, với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp và nhiều năm kinh nghiệm. NPLaw tự tin cam kết rằng có thể giải quyết tất cả các vướng mắc của khách hàng liên quan đối với luật sở hữu công nghiệp và hỗ trợ tận tình, chu đáo cho quý khách hàng trong việc thực hiện các trình tự, thủ tục để được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn