Bảo hộ giống cây trồng là một yếu tố quan trọng trong nông nghiệp hiện đại. Việc bảo vệ và phát triển giống cây trồng không chỉ đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững, mà còn góp phần vào duy trì sự đa dạng sinh học và phát triển kinh tế xã hội. Vậy bảo hộ giống cây trồng được hiểu như thế nào và pháp luật đã có cơ chế như thế nào về vấn đề này. Hãy cùng NPLaw tìm hiểu như sau:
Hiện nay, bảo hộ giống cây trồng đang trở thành một vấn đề quan trọng trong ngành nông nghiệp. Dưới đây là một số thực trạng về bảo hộ giống cây trồng hiện nay:
- Sự suy thoái của giống cây truyền thống: Do sự biến đổi khí hậu, sự lây lan của các loại bệnh và sâu bọ, nhiều giống cây truyền thống đã không còn phù hợp với điều kiện mới. Điều này đã tạo ra nhu cầu cao về việc phát triển và bảo hộ các giống cây mới.
- Sự gia tăng của các công ty giống cây: Các công ty giống cây ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong việc sản xuất và phân phối giống cây. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra một số tranh cãi liên quan đến quyền sở hữu và sử dụng giống cây.
- Bất ổn về nguồn cung cấp: Một số nguồn cung cấp chính của các loại giống cây đang gặp khó khăn do tác động của biến đổi khí hậu, dịch bệnh. Điều này gây ra sự lo ngại về việc bảo tồn và bảo hộ các giống cây quan trọng…
Tóm lại, bảo hộ giống cây trồng hiện nay đang gặp nhiều thách thức do sự biến đổi khí hậu, sự suy thoái của giống cây truyền thống và sự gia tăng của các công ty giống cây. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ, cung cấp những cơ hội mới để bảo vệ và phát triển các giống cây quan trọng. Vì vậy, việc bảo hộ giống cây trồng là rất cần thiết.
Theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được. Bên cạnh đó, tại Điều 158 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi khoản 64 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) đã quy định: Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.
Vì vậy, bảo hộ giống cây trồng được hiểu là cơ chế bảo hộ quyền cho người đã chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển ra giống cây mới.
Theo quy định tại Điều 157 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sử đổi bởi khoản 18 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022), khi tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng mà đáp ứng các điều kiện để giống cây trồng được bảo hộ, tổ chức, cá nhân đó được quyền đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng. Việc xác lập quyền đối với giống cây trồng (bảo hộ giống cây trồng) được thực hiện theo quy định tại Chương XIII Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được hướng dẫn bởi Luật Sở hữu trí tuệ 2022).
Theo Điều 158 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi khoản 64 Điều 1 Luật Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022), điều kiện để giống cây trồng được bảo hộ là:
+ Giống cây trồng được bảo hộ phải là giống được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển;
+ Giống cây trồng đó có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định;
+ Giống cây trồng đó có tên phù hợp.
- Hồ sơ:
Theo quy định tại Điều 174 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi Điều 8 Nghị định 88/2010/NĐ-CP), bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
+ Tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng (mẫu tại Phụ lục 4 của Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT);
+ Tờ khai kỹ thuật khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định (khảo nghiệm DUS);
+ Giấy ủy quyền, mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);
+ Ảnh chụp mẫu giống: Tối thiểu 03 ảnh màu, kích cỡ tối thiểu 9cm x 15cm thể hiện 3 tính trạng đặc trưng của giống đăng ký;
+ Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người đăng ký là người được chuyển giao quyền đăng ký;
+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
+ Chứng từ nộp phí, lệ phí;
+ Các tài liệu khác bổ trợ cho đơn.
Lưu ý: Mỗi đơn chỉ đăng ký bảo hộ cho một giống cây trồng.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax).
- Trình tự thực hiện: được quy định tại tiểu mục 3.1 và 3.2 mục 3 Phần II.A Quyết định 3121/QĐ-BNN-VP.
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cục Trồng trọt.
Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ
- Trường hợp nộp trực tiếp: Cục Trồng trọt kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ cho tổ chức, cá nhân;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 08 giờ làm việc, kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả
Trong thời hạn 90 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định nội dung hồ sơ đăng ký bảo hộ gồm: tính mới, tên giống, tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt ban hành Quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng và trả kết quả cho người đăng ký. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày ký, Quyết định cấp bằng bảo hộ phải công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp sau ba mươi (30) ngày, kể từ ngày quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt ban hành thông báo dự định từ chối cấp bằng bảo hộ giống cây trồng và gửi cho người đăng ký có nêu rõ lý do. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày Quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu cơ quan bảo hộ giống cây trồng nhận được ý kiến phản đối hoặc khiếu nại bằng văn bản về việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng thì xử lý theo quy định tại Điều 184 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Việc tạo ra các giống cây trồng mới đòi hỏi sự đầu tư về thời gian, công sức, tiền bạc, nguồn nguyên liệu nên tổ chức, cá nhân chọn tạo phát triển hoặc phát hiện hay được hưởng quyền sở hữu sẽ đương nhiên có quyền đối với giống cây trồng đó. Khả năng độc quyền đối với một giống cây trồng mới không chỉ giúp các tổ chức, cá nhân thừa hưởng thành quả do mình sáng tạo ra, mà còn là tiền đề để phát triển các giống mới tiên tiến hơn, cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn. Vì vậy, cần phải bảo hộ giống cây trồng.
Theo tiểu mục 3.1 mục 3 Phần II.A Quyết định 3121/QĐ-BNN-VP, bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp sau ba mươi (30) ngày, kể từ ngày quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo tiểu mục 1.6. mục 1 Phần II.A Quyết định 3121/QĐ-BNN-VP, thẩm quyền giải quyết hồ sơ là Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 Nghị định 31/2023/NĐ-CP, khi có hành vi vi phạm liên quan bảo hộ giống cây trồng thì ngoài hình thức phạt tiền, có thể áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật; biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại bằng bảo hộ giống cây trồng cho cơ quan.
- Theo khoản 1 Điều 170 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, bằng bảo hộ giống cây trồng có thể bị đình chỉ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
+ Giống cây trồng được bảo hộ không còn đáp ứng điều kiện về tính đồng nhất và tính ổn định như tại thời điểm cấp Bằng;
+ Chủ bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực theo quy định;
+ Chủ bằng bảo hộ không cung cấp tài liệu, vật liệu nhân giống cần thiết để duy trì và lưu giữ giống cây trồng theo quy định;
+ Chủ bằng bảo hộ không thay đổi tên giống cây trồng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.
- Theo khoản 5 Điều 170 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được phục hồi hiệu lực của bằng bảo hộ giống cây trồng với giống cây trồng được bảo hộ không còn đáp ứng điều kiện về tính đồng nhất và tính ổn định như tại thời điểm cấp bằng. Lúc này, hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng sẽ được phục hồi sau khi chủ sở hữu chứng minh được giống đã đáp ứng các điều kiện về tính đồng nhất và tính ổn định và được cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng xác nhận. Do vậy, vẫn có thể phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ với trường hợp trên.
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 18 và khoản 3 Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP, khi chủ bằng bảo hộ giống cây trồng không trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo quy định thì người này có thể bị phạt từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
Trên đây là những thông tin xoay quanh về bảo hộ giống cây trồng. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về bảo hộ giống cây trồng. Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: Legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn