Đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ được quy định như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu.
Thực trạng sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra khá phổ biến. Tình trạng này xuất hiện ở nhiều nơi, từ các cơ quan, tổ chức nhà nước đến các doanh nghiệp, cá nhân.
Về quy mô, sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ diễn ra ở quy mô lớn, nhỏ, với nhiều hình thức khác nhau. Có những trường hợp sao chép tác phẩm với số lượng lớn, nhằm mục đích kinh doanh, trục lợi. Cũng có những trường hợp sao chép tác phẩm với số lượng ít, nhằm mục đích trang trí, trưng bày.
Căn cứ theo khoản 10 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định như sau: Sao chép là việc tạo ra bản sao của toàn bộ hoặc một phần tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.
Sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ là việc tạo ra bản sao của một tác phẩm mỹ thuật đã được công bố, nhằm mục đích kinh doanh hoặc đặt ở nơi công cộng.
Theo quy định tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009), cụ thể:
- Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.
- Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
- Các quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.”
Sao chép tác phẩm mỹ thuật được quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 113/2013/NĐ-CP quy định về việc sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ sau:
a) Đối với sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc đặt ở nơi công cộng phải được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép, trừ trường hợp xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng quy định tại Chương IV Nghị định này;
b) Tổ chức, cá nhân hành nghề sao chép, trưng bày tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ phải bảo đảm sự tôn kính.
Căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 17 Nghị định 113/2013/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sở tại. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 5);
b) Ảnh màu kích thước 18x24 cm chụp bản mẫu và bản sao;
c) Bản sao chứng thực hợp đồng sử dụng tác phẩm hoặc văn bản đồng ý của chủ sở hữu tác phẩm mẫu.
Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét cấp giấy phép (mẫu số 6); trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Căn cứ khoản 4 Điều 17 Nghị định 113/2013/NĐ-CP quy định cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Hiện nay pháp luật chưa quy định lệ phí cấp giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ.
Căn cứ tại điểm c khoản 3, khoản 6 Điều 17 Nghị định 38/2021/NĐ-CP có quy định về vi phạm quy định về hoạt động mỹ thuật như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
c) Sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc đặt ở nơi công cộng không đúng nội dung ghi trong giấy phép.
Như vậy, theo quy định trên thì sao chép tác phẩm mỹ thuật về anh hùng dân tộc nhằm mục đích kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Đồng thời, bị tịch thu tang vật vi phạm.
Theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 17 Nghị định 38/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về hoạt động mỹ thuật như sau:
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
d) Sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ không bảo đảm sự tôn kính;
Theo đó, người sao chép tác phẩm mỹ thuật về anh hùng dân tộc nhưng không bảo đảm sự tôn kính có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn