Tội phạm hoá và phi tội phạm hoá theo quy định của pháp luật?

Trong từng giai đoạn phát triển tương ứng của xã hội, việc tội phạm hóa, phi tội phạm hóa trong pháp luật hình sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ví dụ, nếu không quy định trách nhiệm hình sự đối với loại hành vi nào đó hoặc nếu chỉ tiếp tục áp dụng chế tài pháp lý của ngành luật tương ứng khác ít nghiêm khắc hơn luật hình sự đối với loại hành vi nào đó thì sẽ không còn đủ sức ngăn chặn đối với loại hành vi đó nữa. Do đó, việc xác định chính xác điều luật nào là điều luật quy định một tội phạm mới, điều luật nào là điều luật xóa bỏ một tội phạm có ý nghĩa quan trọng để giải quyết các vấn đề xã hội. NPLaw xin cung cấp thông tin đến quý đọc giả những thông tin cơ bản quy định về Tội phạm hóa và phi tội phạm hóa thông qua bài viết dưới đây.

1. Khái niệm về tội phạm hóa và phi tội phạm hóa

Tội phạm là một hiện tượng xã hội mang tính chất hình sự - pháp lý, có nguồn gốc và nguyên nhân từ xã hội. Như vậy, khái niệm tội phạm đã được lý giải, tuy nhiên khi ta thêm từ “hóa” vào thì cách hiểu của nó như thế nào. Sau đây, NPLaw sẽ cung cấp thông tin chi tiết đến quý độc giả.

1.1. Tội phạm hóa là gì?

Tội phạm hoá được hiểu là một hành vi nào đó do con người thực hiện tại thời điểm trước các nhà làm luật không cho rằng nó là hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội hoặc tính nguy hiểm cho xã hội không đáng để bị coi là tội phạm nên hành vi ấy không cấu thành tội phạm nên người thực hiện hành vi ấy không bị coi là tội phạm, nhưng tại một thời điểm khác, cũng hành vi ấy các nhà làm luật dựa trên các căn cứ về lý luận, nhận thức, điều kiện tâm lý, kinh tế, xã hội, lịch sử... lại quy định đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội, đủ điều kiện để cấu thành tội phạm nên người thực hiện hành vi đó bị coi là tội phạm. 

1.2. Phi tội phạm hóa là gì?

Phi tội phạm hóa được hiểu là một hành vi nào đó do con người thực hiện, tại thời điểm trước nhà làm luật cho rằng, hành vi đó phải coi là tội phạm, phải được quy định là tội phạm trong Bộ luật Hình sự, và ai đó thực hiện nó, thì có thể bị coi là thực hiện tội phạm nếu có đủ các dấu hiệu liên quan khác theo quy định của pháp luật . Nhưng tại thời điểm hiện nay, vì nhiều lý do khác nhau, hành vi đó không có tính nguy hiểm hoặc tính nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, và khi một ai đó thực hiện hành vi này, sẽ không cấu thành tội phạm, vì vậy hành vi đó không cần phải quy định trong Bộ luật Hình sự là tội phạm. 

2. Xác định tội phạm hóa, phi tội phạm hóa

NPLaw xác định tội phạm hóa, phi tội phạm hóa như sau:

Cơ sở để nhà làm luật tội phạm hóa hay phi tội phạm hóa hành vi nào đó là sự đánh giá về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và yêu cầu phòng, chống hành vi nguy hiểm cho xã hội nào đó. 

Nếu có cơ sở để cho rằng hành vi nào đó có tính chất nguy hiểm cho xã hội đáng kể, cần phải phòng, chống bằng các biện pháp hình sự thì nhà làm luật sẽ quy định hành vi đó là tội phạm trong đạo luật hình sự. Điều luật của Bộ luật Hình sự quy định hành vi phạm tội mới nào đó mà trước đây chưa bị coi là tội phạm là "Điều luật quy định một tội phạm mới". 

Ngược lại, nếu nhà làm luật cho rằng hành vi phạm tội trước đây bị coi là tội phạm nhưng do sự thay đổi của hoàn cảnh khách quan đã không còn nguy hiểm đáng kể cho xã hội nữa, không cần áp dụng các biện pháp hình sự cũng có thể đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa, thì sẽ không quy định hành vi đó là tội phạm nữa. Điều luật không quy định hành vi nào đó trước đây là tội phạm là "Điều luật xóa bỏ một tội phạm". Thuật ngữ "Điều luật quy định một tội phạm mới" và "Điều luật xóa bỏ một tội phạm" là những thuật ngữ được ghi nhận trong Điều 7 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

3. Quy định pháp luật về tội phạm và phi tội phạm hóa

Đối với tội phạm hóa, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã có những quy định thay đổi so với quy định cụ, cụ thể:

  • Bổ sung các  quy định mới về các hành vi pháp nhân thương mại phải chịu.
  • Mở rộng phạm vi các hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự do người từ đủ 14 tuổi trở lên đến chưa đủ 16 tuổi thực hiện.
  •  Bổ sung một số điều luật về tội phạm mới.
  • Bổ sung hành vi phạm tội trong các điều luật cụ thể.

Đối với quy định về phi tội phạm hóa:

  • Xóa bỏ điều luật về tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999.
  • Thu hẹp phạm vi những trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.
  • Loại bỏ bớt hành vi phạm tội trong các điều luật về tội phạm của Bộ luật Hình sự năm 2015.

4. Mục tiêu của tội phạm hóa và phi tội phạm hóa

Vậy mục tiêu của tội phạm hóa và phi tội phạm hóa là gì? NPLaw cung cấp thông tin đến bạn như sau:

- Bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của tổ chức; bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa;

-  Mục tiêu đấu tranh phòng và chống tội phạm; 

- Giáo dục mọi người nâng cao ý thức, tuân theo pháp luật, nâng cao ý thức chống và phòng ngừa tội phạm.

5. Vai trò của tội phạm hóa và phi tội phạm hóa

NPLaw thông tin đến bạn về vai trò của tội phạm hóa và phi tội phạm hóa dưới đây:

  • Mang tính chất là các biện pháp tư pháp để thực hiện chính sách hình sự, được thể hiện bằng một loạt các giai đoạn trong hoạt động xây dựng pháp luật hình sự của Nhà nước pháp quyền. 
  • Tôn trọng nguyên tắc pháp chế, bảo đảm sự thật khách quan của vụ án, tôn trọng và bảo vệ các quyền lợi của bị can, bị cáo theo đúng chuẩn mực tối thiểu của cộng đồng quốc tế đã được thừa nhận chung bởi nhân loại tiến bộ. 
  • Góp phần bảo vệ các cơ sở của chế độ hiến định, nhân thân cũng như các quyền tự do của con người của công dân, đồng thời bảo vệ pháp chế và trật tự pháp luật góp phần giữ gìn hòa bình an ninh của nhân loại trong khu vực và trên toàn thế giới. 

6. Ý nghĩa của tội phạm hóa và phi tội phạm hóa

Ý nghĩa của tội phạm hóa và phi tội phạm hóa như sau:

  • Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
  • Làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. 
  • Góp phần hạn chế tội phạm, đẩy lùi các tệ nạn và tiêu cực xã hội, tạo ra một môi trường xã hội lành mạnh, mọi quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội và của công dân sẽ được tôn trọng và bảo vệ. 
  • Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với Nhà nước xã hội chủ nghĩa. 
  • Tạo bước chuyển biến quan trọng của toàn xã hội trong nhận thức về trách nhiệm đấu tranh phòng chống tội phạm, các cấp, các ngành và đại bộ phận nhân dân đã thấy được trách nhiệm, quyền lợi trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội. 
  • Tạo được cơ chế phối hợp thực hiện đồng bộ, phát huy được sức mạnh.

7. Các yếu tố tác động đến quá trình tội phạm hóa và phi tội phạm hóa

Các yếu tố tác động đến quá trình tội phạm hóa và phi tội phạm hóa là:

  • Yếu tố chính trị - xã hội
  • Yếu tố văn hóa - lịch sử
  • Yếu tố tâm lý

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan