TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI DÙNG CHẤT KÍCH THÍCH GÂY RA

Hầu hết các vụ tai nạn giao thông hay các cuộc ẩu đả giữa các bên với, đa phần do việc sử dụng bia rượu, các bên trong tình trạng say xỉn. Vậy theo quy định pháp luật hiện nay, rượu bia có phải chất kích thích hay không? Khi sử dụng chất kích thích gây thiệt hại cho người khác thì ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Hãy cùng NPLAW tìm hiểu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do dùng chất kích thích dưới bài viết này nhé.

I. Bồi thường thiệt hại do dùng chất kích thích gây ra là gì?

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định khái niệm chất kích thích là gì. Do đó, chúng ta có thể hiểu khái quát rằng chất kích thích là những chất được đưa vào cơ thể người thông qua việc ăn, uống; ngửi, hít; tiêm… gây ức chế sự nhận thức của não dẫn đến việc không điều khiển được hành vi của người sử dụng; từ đó có thể gây ra thiệt hại cho người khác.

Chất kích thích là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 596 Bộ luật Dân sự 2015 thì chất kích thích được sử dụng phổ biến như rượu, bia và các loại chất kích thích khác như các loại ma túy, cỏ mỹ, cần sa,…

Như vậy, khi có người sử dụng rượu hoặc các chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và không làm chủ được hành vi, đã gây thiệt hại cho người khác thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. 

II. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do chất kích thích gây ra được quy định như thế nào?

Khi người do uống rượu hoặc dùng chất kích thích khác gây ra thiệt hại thì việc bồi thường thiệt hại được xác định theo các trường hợp sau đây:

- Thứ nhất: người gây thiệt hại đã tự mình uống rượu hoặc chất kích thích

Theo quy định tại khoản 1 Điều 596 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường”.

Như vậy, nếu người gây thiệt hại chủ động và tự nguyện trong việc sử dụng rượu hoặc các chất kích thích khác khiến mình lâm vào tình trạng không nhận thức và làm chủ hành vi của mình và dẫn đến những hành động gây thiệt hại đến người khác thì phải chịu trách nhiệm về hậu quả của hành vi đó. Bởi vì, họ đã có lỗi trong việc để mình rơi vào tình trạng không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi. 

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do dùng chất kích thích

- Thứ hai: người gây thiệt hại do người khác cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 596 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại”.

Như vậy nếu một người có hành vi cố ý để người khác dùng rượu hay các chất kích thích khác khiến cho người này không thể từ chối mà bắt buộc phải sử dụng chất kích thích, với mục đích làm cho họ không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, gây thiệt hại cho người thứ ba thì người có hành vi cố ý cho người khác dùng chất kích thích là người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. 

III. Quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do dùng chất kích thích gây ra

Về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định theo các trường hợp sau đây: 

- Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường; 

- Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại; 

- Nếu người tự mình dùng rượu hoặc chất kích thích mà gây thiệt hại nhưng họ là người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự thì người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không phải là những người trực tiếp sử dụng chất kích thích. Trường hợp này, pháp luật quy định trách nhiệm BTTH thuộc về cha, mẹ hoặc người giám hộ, trường học, bệnh viện hoặc các tổ chức quản lý khác. (Theo khoản 2, 3 Điều 586, Điều 599 Bộ luật dân sự 2015)

IV. Một số bất cập về bồi thường thiệt hại do dùng chất kích thích gây ra

Chúng ta có thể thấy rằng quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra còn một số vướng mắc, bất cập, cụ thể như sau:

Thứ nhất, pháp luật dân sự nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung chưa đưa ra khái niệm cụ thể về chất kích thích. Khiến cho việc xác định chất kích thích còn nhiều khó khăn và thiếu sót.

Thứ hai, khó xác định được về trường hợp có người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại. Bởi vì thể trạng của mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào sức khỏe và nhiều yếu tố khác của người đó để xác định được về tình huống trên.

Bất cập về bồi thường thiệt hại do sử dụng chất kích thích

Thứ ba, theo quy định tại khoản 2 Điều 596 Bộ luật dân sự năm 2015“Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại” thì chỉ đề cập đến hành vi cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức gây thiệt hại cho người thứ ba, tuy nhiên, pháp luật không đề cập đến trường hợp một người vô ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì sẽ xử lý như thế nào? Ai có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp vô ý.

Thứ tư, chưa có quy định về trường hợp nếu người tự mình dùng rượu hoặc chất kích thích mà gây thiệt hại nhưng là người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự mà lại không xác định được người giám hộ thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

V. Giải pháp hoàn thiện bồi thường thiệt hại do dùng chất kích thích gây ra

Để hoàn thiện, khắc phục một số bất cập nêu ở trên, thì sau đây là một số giải pháp:

Một là, cần có khái niệm cụ thể hơn về chất kích thích để thống nhất trong nhận thức và áp dụng pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Hai là, khoản 2 Điều 596 Bộ luật Dân sự năm 2015 cần bổ sung quy định về trách nhiệm liên đới cho người trực tiếp gây thiệt hại và người cố ý làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại.

Đồng thời, bổ sung quy định về hành vi “vô ý” dùng chất kích thích làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại.

Ba là, bổ sung quy định pháp luật về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt trong trường hợp không xác định được người giám hộ khi người gây ra thiệt hại là người dưới 15 tuổi hoặc người mất khả năng nhận thức.

Bốn là, cần tuyên truyền, giáo dục các quy định pháp luật đến người dân một cách phổ biến, rộng rãi. Để người dân luôn luôn nắm bắt được các quy định pháp luật.

VI. Giải đáp thắc mắc về bồi thường thiệt hại do dùng chất kích thích gây ra

4.1 Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do sử dụng chất kích thích là bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 588 Bộ luật dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do sử dụng chất kích thích là 03 năm tính từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

4.2 Mức bồi thường tổn thất tinh thần cho người bị hại tối đa là bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 361 Bộ luật Dân sự 2015 thì khi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể thì phải bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần.

Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 38/2019/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì mức lương cơ sở thời điểm hiện tại là “Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng”.

4.3 Gây thiệt hại khi đang trong tình trạng say rượu thì có phải bồi thường không?

Người say rượu gây thiệt hại trong tình trạng không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, nếu trước khi uống rượu bản thân họ tự nguyện uống rượu, tự làm cho bản thân rơi vào tình trạng không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi thì người say rượu gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 596 Bộ luật dân sự.

Nếu thuộc trường hợp do một người có hành vi cố ý để người khác dùng rượu khiến cho người này không thể từ chối mà bắt buộc phải sử dụng, làm họ say rượu với mục đích làm cho họ không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, gây thiệt hại cho người thứ ba thì người có hành vi cố ý cho người khác dùng chất kích thích là người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 2 Điều 596 Bộ luật dân sự.

Như vậy, dù bất cứ ở trường hợp nào thì người say rượu gây ra thiệt hại đều phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan

A PHP Error was encountered

Severity: Core Warning

Message: PHP Startup: Unable to load dynamic library 'pdo_mysql.so' (tried: /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so: cannot open shared object file: No such file or directory), /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so: cannot open shared object file: No such file or directory))

Filename: Unknown

Line Number: 0

Backtrace: