TRỘM CẮP TÀI SẢN CÔNG TY

Trộm tài sản của công ty là việc nhân viên lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của công ty một cách bất hợp pháp. Vậy làm sao để hiểu thế nào là trộm cắp tài sản công ty và những vấn đề liên quan xoay quanh về trộm cắp tài sản công ty như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Thực trạng trộm cắp tài sản công ty hiện nay hiện nay

Trộm cắp tài sản công ty là một vấn đề nghiêm trọng trong nền kinh tế hiện nay. Thực trạng trộm cắp tài sản công ty diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả các nền kinh tế phát triển và những quốc gia đang phát triển.

Nguyên nhân của việc trộm cắp tài sản công ty có thể bao gồm:

+ Sự thiếu kiểm soát và quản lý tài sản: Một số công ty không có hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh mẽ, dẫn đến việc dễ dàng trộm cắp tài sản công ty.

+ Sự lạm dụng chức vụ: Một số nhân viên có quyền truy cập vào tài sản công ty có thể lợi dụng vị trí của mình để trộm cắp.

+ Không có hệ thống an ninh hiệu quả: Các công ty không đầu tư đủ vào hệ thống an ninh, dẫn đến dễ dàng bị đột nhập và trộm cắp tài sản.

Hậu quả của việc trộm cắp tài sản công ty có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty và gây thiệt hại về tài chính. Ngoài ra, việc mất tài sản cũng tạo ra môi trường làm việc không an toàn và thất vọng cho nhân viên.

Các biện pháp để ngăn chặn trộm cắp tài sản công ty bao gồm:

+ Tăng cường an ninh: Công ty nên đầu tư vào hệ thống an ninh hiệu quả, bao gồm camera giám sát, hệ thống báo động và các biện pháp phòng chống trộm cắp.

+ Tăng cường kiểm soát nội bộ: Công ty nên thiết lập quy trình kiểm soát tài sản, đảm bảo rằng chỉ nhân viên có thẩm quyền có quyền truy cập vào tài sản và có giám sát quá trình sử dụng tài sản.

+ Đào tạo nhân viên: Công ty nên cung cấp đào tạo cho nhân viên về tầm quan trọng của bảo vệ tài sản công ty và cách phòng chống trộm cắp.

+ Xây dựng văn hóa tổ chức: Tạo ra một môi trường công ty trong đó việc trộm cắp không được chấp nhận và nhân viên biết rõ hậu quả của hành vi này.

Tuy nhiên, việc ngăn chặn trộm cắp tài sản công ty là một công việc liên tục và yêu cầu sự quan tâm từ phía lãnh đạo và sự hợp tác của tất cả nhân viên.

II. Quy định pháp luật về trộm cắp tài sản công ty

1. Hình thức xử lý khi trộm cắp tài sản công ty

*Thứ nhất, xử lý về mặt lao động: Theo khoản 1 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019, trộm tài sản của công ty có thể bị xử lý kỷ luật sa thải.

*Thứ hai, xử phạt vi phạm hành chính: Trường hợp chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người có hành vi trộm cắp tài sản của người khác sẽ bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng (theo điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

*Thứ ba, truy cứu trách nhiệm hình sự: Không chỉ bị áp dụng hình thức kỷ luật lao động sa thải, trộm cắp tài sản của công ty có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu nhưng thuộc một trong các trường hợp dưới đây còn có thể bị truy cứu hình sự về Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017):

+ Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản;

+ Đã bị kết án về Tội trộm cắp tài sản hoặc về một trong các Tội: Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; cưỡng đoạt tài sản… chưa được xóa án tích lại vi phạm;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tài sản là phương tiện kiếm sống của chính họ và gia đình;

+ Tài sản là di vật, cổ vật.

- Khung 01: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm:

+ Trộm cắp tài sản trị giá từ 02 triệu đồng trở lên; hoặc

+ Dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc 01 trong các trường hợp nêu trên.

-Khung 02: Phạt tù từ 02 – 07 năm nếu phạm tội trộm cắp tài sản mà thuộc 01 trong các trường hợp:

+ Phạm tội có tổ chức;

+ ​Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Chiếm đoạt tài sản giá trị từ 50 – dưới 200 triệu đồng;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

+ Hành hung để tẩu thoát;

+ Tài sản là bảo vật quốc gia;

+ Tái phạm nguy hiểm.

-Khung 03: Phạt tù từ 07 – 15 năm khi phạm tội thuộc 01 trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 – dưới 500 triệu đồng;

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

-Khung 04: Phạt tù từ 12 – 20 năm khi:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;

+ ​Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

+ Hình phạt bổ sung: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng.

2. Trình tự thủ tục xử lý kỷ luật được quy định như thế nào?

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật tại khoản 6 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 được quy định như sau:

Bước 1: Lập biên bản vi phạm

Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm đối với người lao động.

Bước 2: Thông báo đến tổ chức đại diện, người đại diện của người lao động

Sau khi lập biên bản, người sử dụng lao động thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi.

Bước 3: Thu thập chứng cứ chứng minh lỗi (nếu có)

Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.

Nếu vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh thì người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động. 

(Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên).

Bước 4: Thông báo thông tin về cuộc họp xử lý kỷ luật lao động

Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 Bộ luật Lao động 2019 , người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động như sau:

- Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động thông báo các thông tin về cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 , bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp, bao gồm:

+ Nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động;

+ Họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động;

+ Hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động.

- Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. 

Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp.

Bước 5: Họp xử lý kỷ luật lao động

Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo tại bước 4. 

Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.

Lưu ý: Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp.

Trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.

Bước 6: Ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động

Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, 2 Điều 123 Bộ luật Lao động 2019 , người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động và gửi đến các thành phần phải tham dự quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 .

3. Các hành vi nghiêm cấm trong xử lý kỷ luật nhân viên

Việc xử lý kỷ luật lao động phải tuân thủ các quy định của Bộ luật Lao động . Trong đó, có 04 hành vi bị cấm trong quá trình xử lý kỷ luật lao động quy định tại Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 , bao gồm:

- Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động;

- Phạt tiền thay cho việc xử lý kỷ luật lao động;

- Cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động;

- Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

III. Giải đáp những câu hỏi liên quan đến trộm cắp tài sản công ty

1. Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị nghi trộm cắp tài sản công ty không?

Tại khoản 1 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

“Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;

4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”

Như vậy, tuy không thể tiến hành đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng công ty có thể áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với nhân viên có hành vi trộm cắp tại nơi làm việc.

2. Trộm cắp tài sản công ty có bị đi tù không?

Theo Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, trộm cắp tài sản của công ty bị đi tù khi giá trị từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu nhưng thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

+ Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản;

+ Đã bị kết án về Tội trộm cắp tài sản hoặc về một trong các Tội: Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; cưỡng đoạt tài sản… chưa được xóa án tích lại vi phạm;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+Tài sản là phương tiện kiếm sống của chính họ và gia đình;

+ Tài sản là di vật, cổ vật.

-Khung 01: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm:

+ Trộm cắp tài sản trị giá từ 02 triệu đồng trở lên; hoặc

+ Dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc 01 trong các trường hợp nêu trên.

*Khung 02: Phạt tù từ 02 – 07 năm nếu phạm tội trộm cắp tài sản mà thuộc 01 trong các trường hợp:

+ Phạm tội có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Chiếm đoạt tài sản giá trị từ 50 – dưới 200 triệu đồng;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

+ Hành hung để tẩu thoát;

+ Tài sản là bảo vật quốc gia;

+ Tái phạm nguy hiểm.

-Khung 03: Phạt tù từ 07 – 15 năm khi phạm tội thuộc 01 trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 – dưới 500 triệu đồng;

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

-Khung 04: Phạt tù từ 12 – 20 năm khi:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;

+ ​Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

+ Hình phạt bổ sung: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng.

3. Trộm cắp tài sản tại công ty có giá trị dưới 200.000 đồng thì công ty có thể xử lý kỷ luật khi nội quy công ty không có quy định về hành vi này không?

Căn cứ khoản 2 Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nội dung nội quy lao động như sau:

“Nội quy lao động

...

2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

....

h) Trách nhiệm vật chất;

i) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.

...:”

Căn cứ điểm a khoản 1, điểm b khoản 3 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:

“Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;

...''

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

''a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;

b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.”

Theo đó, đối với trường hợp này, hành vi của người nhân viên này đã có dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, công ty không có quy định về vấn đề này nên theo quy định của Bộ luật Lao động  thì không thể xử lý kỷ luật người này.

Hành vi trộm cắp tài sản của người nhân viên này nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 nêu trên. Nếu người vi phạm là người nước ngoài thì ngoài phạt tiền, người này còn bị trục xuất.

Và thẩm quyền ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm trên thuộc về cơ quan nhà nước.

5. Có hành vi trộm cắp nhưng không trộm cắp ở công ty thì công ty có quyền sa thải nhân viên không?

Căn cứ Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau:

"Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;

4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động."

Như vậy, việc trộm cắp ở đây phải xảy ra tại nơi làm việc thì công ty mới có căn cứ để xử lý người lao động. Do đó, trộm cắp tài sản không phải tại nơi làm việc thì công ty không có căn cứ để sa thải.

6. Mua hàng hóa lấy trộm của công ty có bị xử phạt vi phạm hành chính?

-Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, như sau:

+ Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

+ Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: 

+ Phạm tội có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100 đến dưới 300 triệu đồng; thu lợi bất chính từ 20 đến dưới 100 triệu đồng; tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ 03-07 năm.

+ Nếu phạm tội mà tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300 triệu đến dưới 01 tỷ đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100 triệu đến dưới 300 triệu đồng thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm

+ Khung phạt cao nhất thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm khi tài sản, vật phạm pháp trị giá 01 tỷ đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 300 triệu đồng trở lên.

+ Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 05-50 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

- Xử phạt vi phạm hành chính: Nếu người trộm cắp thực hiện lần đầu và tài sản trộm cắp giá trị dưới 02 triệu đồng thì người tiêu thụ tài sản trộm cắp bị phạt hành chính. Mức phạt hành chính với hành vi tiêu thụ tài sản trộm cắp được quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:

+ Phạt tiền từ 02-03 triệu đồng về hành vi Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản (theo điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định  144/2021/NĐ-CP);

+ Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có thì bị phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng (theo điểm d khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP);

+ Cầm cố tài sản do trộm cắp do người khác phạm tội mà có thì bị phạt tiền từ 20- 30 triệu đồng (theo điểm b khoản 5 Điều 12 Nhận cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do người khác phạm tội mà có nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự).

Như vậy, căn cứ theo những gì phân tích trên, trong trường hợp nếu người mua biết rõ tài sản đó là tài sản trộm cắp nhưng do ham giá rẻ hoặc vì một lý do nào đó vì lợi ích mà vẫn mua tài sản trộm cắp đó thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Biết rõ ở đây có thể là do người ăn trộm kể lại hoặc do bạn trực tiếp chứng kiến việc ăn trộm hoặc dựa trên các căn cứ khác. 

Nếu người mua tài sản trộm cắp mà không biết do người bán nói dối hoặc bằng thủ đoạn khác để che đậy hành vi ăn trộm của mình thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

IV. Vấn đề xử lý nhân viên trộm cắp tài sản công ty có nên liên hệ đến Luật sư không? Liên hệ như thế nào?

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề trộm cắp tài sản công ty. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw 

Hotline: 0913449968 

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan