“Quan hệ ngoại tình”, “ăn bánh trả tiền”,... những cụm từ này không còn mấy xa lạ và trở thành một vấn nạn phức tạp trong xã hội ngày nay. Mỗi ngày hàng ngàn đơn xin ly hôn nộp về tòa án, một trong số những hồ sơ xin ly hôn mà lý do là vì vợ ngoại tình với người khác.
Hình ảnh vợ ngoại tình
Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về quan hệ vợ ngoại tình với người khác? Cùng NPLAW tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Trong quá trình chung sống, có rất nhiều lý do dẫn đến việc người thứ ba xuất hiện chen chân vào hạnh phúc gia đình. Một số nguyên nhân chính dẫn đến việc phụ nữ ngoại tình do hôn nhân thiếu vắng tình yêu, phụ nữ không hài lòng với đời sống tình dục vợ chồng, do chồng không chung thủy dẫn đến tâm lý muốn trả thù của phụ nữ, khi tình yêu phai nhạt, mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu khiến tình cảm vợ chồng sứt mẻ, chồng vô tâm, mải làm ăn, không để ý đến cảm giác của vợ, phụ nữ cảm thấy không còn giá trị trong mắt chồng, họ có thiên hướng muốn dựa vào một người đàn ông khác cảm nhận được hết giá trị bản thân họ hơn.
Những phút giây yếu lòng khiến phụ nữ ngoại tình tuy không nhiều nhưng trên thực tế nó vẫn xảy ra. Điều này giải thích vì sao những phụ nữ có gia đình hạnh phúc mà vẫn ngoại tình vì họ cũng bị cám dỗ bởi những điều không thể bỏ qua. Chỉ cần một phút lơi lỏng, vài giây yếu đuối và mấy cái tích tắc chao đảo, rung rinh nếu có hoàn cảnh đồng lõa như đi công tác xa, vắng chồng lâu ngày… đủ khiến chị em cho “rơm bén lửa”.
Nam giới sẽ hoàn toàn bất ngờ khi biết, thực tế phụ nữ ngoại tình hầu hết do thiếu thốn tình yêu hơn tình dục. Tuy nhiên, cũng có nhiều phụ nữ thẳng thắn về lý do họ ngoại tình, thảo luận về khả năng tương thích và sở thích tình dục.
Tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nghiêm cấm hành vi:
Như vậy, có thể hiểu: Vợ ngoại tình với người khác là hành vi của vợ đang có vợ, chồng mà lại kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác. Đây là hành vi không chỉ vi phạm đạo đức, luân lý trong gia đình mà còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt tâm lý, xã hội và pháp lý.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Như vậy, hành vi ngoại tình với người đã có gia đình có thể bị phạt hành chính đến 5 triệu đồng.
Người chồng có thể ly hôn khi vợ ngoại tình với người khác dưới hình thức đơn phương ly hôn.
Hình ảnh ngoại tình
Theo Điều 56, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định vợ hoặc chồng có quyền nộp đơn ly hôn đơn phương. Việc chứng minh hành vi ngoại tình là yếu tố quan trọng trong quá trình tòa án xem xét. Trường hợp một bên không đồng ý ly hôn, tòa án vẫn tiến hành xét xử dựa trên chứng cứ và tình trạng quan hệ vợ chồng.
Do đó, trong trường hợp vợ hoặc chồng đều có quyền nộp đơn khởi kiện để đơn phương ly hôn nếu phát hiện người còn lại có hành vi ngoại tình. Trong trường hợp, cả vợ và chồng nhận thấy không thể hòa hợp được và đồng thuận ly hôn thì có thể nộp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Thủ tục thuận tình ly hôn sẽ nhanh hơn so với đơn phương ly hôn. Tuy nhiên, trường hợp thuận tình ly hôn đòi hỏi cả vợ và chồng đều đã thỏa thuận thống nhất cả về quan hệ hôn nhân, con cái và tài sản
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà hành vi này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể, người có hành vi ngoại tình với người đã có gia đình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo Điều 182 Bộ luật Hình sự với mức hình phạt cao nhất lên đến 03 năm tù. Chi tiết như sau:
Do đó, căn cứ theo điều khoản trên, hành vi ngoại tình với người đã có gia đình là hành vi vi phạm pháp luật và tùy mức độ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Khi vợ ngoại tình với người khác thì con chung và tài sản chung sẽ được xử lý như thế nào khi ly hôn
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 và Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình 2014, việc giải quyết tài sản chung của vợ, chồng khi ly hôn như sau:
Hình ảnh ly hôn
Về con chung khi giải quyết ly hôn, vấn đề ai là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có thể được hai bên đương sự (vợ, chồng) tự thoả thuận với nhau và được Toà án ghi nhận trong quyết định, bản án. Trong trường hợp hai bên không thể tự thoả thuận được với nhau, Toà án sẽ xem xét, giao quyền nuôi con cho một bên vợ hoặc chồng (căn cứ khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014). Cụ thể:
Chung sống như vợ chồng được hư ớng dẫn là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình.
Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó...
Do đó, trong trường hợp chồng phải xác định được vợ lén lút quan hệ với người kia có được coi là sống chung như vợ chồng không.
Nếu khẳng định vợ có quan hệ sống chung như vợ chồng với người đàn ông kia và vì chính lý do này mà gia đình dẫn đến ly hôn thì chồng có thể làm đơn tố cáo vợ và người đàn ông kia tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng.
Nếu có quan hệ sống chung như vợ chồng nhưng chưa đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự thì hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng tư vấn pháp lý khi vợ ngoại tình với người khác Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn