Tư vấn pháp lý khi bị lừa tiền qua messenger

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc giao tiếp qua các ứng dụng nhắn tin trực tuyến như Messenger trở nên phổ biến và tiện lợi. Tuy nhiên, chính sự tiện lợi này cũng tạo cơ hội cho các hành vi lừa đảo, đặc biệt là lừa đảo tài chính. Việc bị lừa tiền qua Messenger không chỉ gây tổn thất về tài sản mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và niềm tin của nạn nhân. Vậy khi gặp phải tình huống này, bạn cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình và đảm bảo rằng hành vi phạm tội sẽ bị xử lý đúng pháp luật? 

Bài viết dưới đây, NPLaw sẽ tư vấn pháp lý khi bị lừa tiền qua messenger. 

I. Thực trạng liên quan đến bị lừa tiền qua messenger

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, đặc biệt là các ứng dụng nhắn tin như Facebook Messenger, các đối tượng lừa đảo đã tận dụng tính năng dễ dàng kết nối và trao đổi thông tin để thực hiện hành vi lừa tiền. Lừa tiền Messenger đang ngày càng trở thành một hình thức phổ biến trong xã hội hiện nay, chẳng hạn như:

  • Lừa đảo giả mạo người thân, bạn bè: Một trong những chiêu thức phổ biến là các đối tượng lừa đảo giả mạo tài khoản của người thân hoặc bạn bè của nạn nhân. Bằng cách hack tài khoản Facebook hoặc tạo một tài khoản giả, kẻ lừa đảo sẽ nhắn tin yêu cầu tiền bạc với lý do cần gấp, chẳng hạn như vay tiền để giải quyết vấn đề khẩn cấp.
  • Lừa đảo qua các chương trình khuyến mãi, đầu tư: Kẻ lừa đảo mời chào các chương trình đầu tư, khuyến mãi hoặc cơ hội làm giàu nhanh chóng, hứa hẹn lợi nhuận cao từ việc đầu tư vào các dự án, tiền ảo, hoặc các sàn giao dịch chứng khoán không rõ nguồn gốc. Sau khi nạn nhân chuyển tiền vào, họ không nhận được bất kỳ lợi nhuận nào và cũng không thể lấy lại được số tiền đã mất.
  • Lừa đảo với các mối quan hệ tình cảm giả: Một hình thức lừa đảo khác là lợi dụng những người cô đơn hoặc tìm kiếm tình cảm, mời gọi kết bạn trên mạng xã hội và sau đó tạo dựng các mối quan hệ tình cảm giả. Sau khi xây dựng được sự tin tưởng, đối tượng sẽ đưa ra lý do cần tiền gấp (ví dụ: ốm đau, tai nạn) để yêu cầu nạn nhân gửi tiền.

II. Các quy định liên quan đến bị lừa tiền qua messenger

1. Thế nào là bị lừa tiền qua messenger?

Lừa đảo qua mạng (hay còn gọi là lừa đảo trực tuyến) là hành vi sử dụng Internet hoặc các công nghệ kỹ thuật số khác để gian lận, lừa dối hoặc chiếm đoạt thông tin cá nhân, tài sản hoặc tiền bạc của người khác một cách bất hợp pháp.

Lừa tiền qua messenger là một trong những hình thức lừa đảo qua mạng. Có thể hiểu: Bị lừa tiền qua Messenger là tình trạng người dùng bị kẻ gian lợi dụng ứng dụng nhắn tin trực tuyến như Facebook Messenger để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tiền bạc hoặc tài sản. Các đối tượng lừa đảo có thể sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để thuyết phục nạn nhân chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tài sản.

2. Hành vi lừa tiền qua messenger được quy định như thế nào trong pháp luật Việt Nam?

Hành vi lừa tiền qua Messenger, hay lừa đảo qua các phương tiện thông tin điện tử, được quy định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam với các tội danh liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản và xâm phạm quyền lợi của người khác qua mạng. Cụ thể, hành vi này có thể bị xử lý hình sự theo các điều luật sau:

  • Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)

Đối với các hành vi cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), tùy theo số tiền chiếm đoạt mà phải chịu các khung hình phạt khác nhau, mức hình phạt cao nhất là tù chung thân.

"Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

- Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Tái phạm nguy hiểm; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."

- Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông để lừa đảo (Điều 289 Bộ luật Hình sự)

Đối với các hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 290 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù.

"Điều 290. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

- Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;

Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ; Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;

Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản; Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Có tổ chức; Phạm tội 02 lần trở lên; Có tính chất chuyên nghiệp; Số lượng thẻ giả từ 50 thẻ đến dưới 200 thẻ; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; Tái phạm nguy hiểm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Số lượng thẻ giả từ 200 thẻ đến dưới 500 thẻ.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên; Số lượng thẻ giả 500 thẻ trở lên.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."

3. Khi bị lừa tiền qua messenger, cần làm gì đầu tiên?

Theo Cẩm nang thì không ít trường hợp nạn nhân nhẹ dạ cả tin, làm theo lời dẫn dụ của đối tượng lừa đảo và tự chuyển tiền vào tài khoản của các đối tượng này. Trong trường hợp gặp phải tình huống tương tự, nạn nhân cần phải:

  • Dừng chuyển tiền: Tuyệt đối không tiếp tục làm theo lời dẫn dụ của đối tượng lừa đảo
  • Liên hệ ngay lập tức với ngân hàng: Để báo cáo lừa đảo và yêu cầu họ dừng mọi giao dịch.
  • Sao lưu lịch sử giao tiếp, giao dịch: Nhanh chóng lưu lại các đoạn hội thoại với đối tượng lừa đảo, lịch sử giao dịch chuyển khoản nhằm phục vụ cho quá trình điều tra và truy vết đối tượng.
  • Trình báo: Trình báo vụ việc lừa đảo trực tuyến với các cơ quan chức năng như lực lượng công an địa phương.
  • Cảnh báo cho gia đình và bạn bè: Về trường hợp lừa đảo này để họ có thể đề phòng những chiêu trò tiếp theo có thể xảy ra.

Theo đó, việc đầu tiên cần làm khi phát hiện mình bị lừa đảo qua mạng là thu thập tất cả các thông tin như nội dung tin nhắn, số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa chuyển khoản… để làm chứng cứ tố giác với cơ quan chức năng.

III. Các thắc mắc thường gặp liên quan đến bị lừa tiền qua messenger

1. Có thể báo cáo với cơ quan nào khi bị lừa tiền qua messenger?

Thông thường, với những vụ lừa đảo qua mạng sẽ rất khó để xác định được thông tin chính xác của kẻ lừa đảo vì chứng sẽ sử dụng các thông tin giả mạo hoặc ẩn danh. Do đó, việc tự mình lấy lại số tiền lừa đảo sẽ rất khó.

Thay vào đó, nạn nhân của các vụ lừa đảo qua mạng có thể nhờ tới cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ, giải quyết.

Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm gồm:

  • Cơ quan điều tra;
  • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
  • Viện kiểm sát các cấp;
  • Các cơ quan, tổ chức khác: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Như vậy, người bị hại trong các vụ lừa đảo qua mạng có thể tố cáo hành vi phạm tội tới các cơ quan nêu trên để được giải quyết kịp thời.

2. Bị lừa tiền qua messenger có lấy lại tiền được không?

Việc lấy lại tiền khi bị lừa qua Messenger phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tính chất của vụ lừa đảo, mức độ thiệt hại, các chứng cứ bạn có và sự can thiệp của cơ quan chức năng.

Một số khó khăn trong việc lấy lại tiền như:

  • Chứng cứ không đủ: Nếu bạn không có đủ chứng cứ về vụ lừa đảo (như tin nhắn, tài khoản ngân hàng của kẻ lừa đảo, hoặc giao dịch chuyển tiền), việc thu hồi tài sản sẽ rất khó khăn. Lúc này, khả năng lấy lại tiền gần như không có.
  • Kẻ lừa đảo ở nước ngoài: Nếu thủ phạm là đối tượng ở nước ngoài, việc thu hồi tài sản sẽ càng trở nên khó khăn hơn do các vấn đề liên quan đến thẩm quyền pháp lý quốc tế và việc phối hợp giữa các cơ quan công an trong các quốc gia.

3. Dấu hiệu nhận biết để phòng tránh bị lừa tiền qua messenger

Facebook Messenger là một công cụ tuyệt vời để kết nối với bạn bè và gia đình, nhưng cũng là một mục tiêu hấp dẫn cho các chiêu trò lừa đảo. Dấu hiệu nhận biết để phòng tránh bị lừa tiền qua messenger, bao gồm: 

  • Lừa Đảo Mã Xác Thực Hai Yếu Tố (2FA): Scammers giả vờ là bạn bè của bạn và yêu cầu mã xác thực hai yếu tố để truy cập tài khoản của họ. Thực tế, họ đã có thông tin đăng nhập của bạn và chỉ cần mã 2FA để chiếm quyền kiểm soát tài khoản của bạn.
  • Lừa Đảo Quyên Góp Từ Thiện Giả: Scammers tạo ra các tài khoản giả mạo hoặc tổ chức từ thiện giả để lừa đảo bạn quyên góp tiền.
  • Lừa Đảo Chương Trình Chính Phủ Giả: Scammers gửi tin nhắn quảng cáo các cách để nhận tiền dễ dàng thông qua các chương trình chính phủ giả mạo.
  • Lừa Đảo "Bạn Bè Cần Tiền Gấp": Scammers giả vờ là bạn bè của bạn trong tình huống khẩn cấp và yêu cầu tiền.
  • Lừa Đảo Lãng Mạn: Scammers xây dựng mối quan hệ lãng mạn giả để lừa đảo bạn gửi tiền cho họ.
  • Lừa Đảo Liên Kết và Tệp Đính Kèm Độc Hại: Scammers gửi các liên kết hoặc tệp đính kèm chứa phần mềm độc hại để lấy cắp thông tin của bạn.

IV. Có nên liên hệ Luật sư khi bị lừa tiền qua messenger không? Liên hệ thế nào?

Khi bị lừa tiền qua Messenger, việc liên hệ với luật sư là một lựa chọn rất hợp lý, đặc biệt nếu bạn gặp khó khăn trong việc giải quyết vụ việc hoặc muốn đảm bảo quyền lợi của mình trong quá trình xử lý pháp lý.

NPLAW là Công ty Luật tư vấn cho quý khách hàng về giải quyết khi bị lừa tiền qua messenger. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan, vui lòng liên hệ NPLAW theo thông tin sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp