Ngày nay, trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, người ta thường hay nhắc đến thuật ngữ "đấu thầu", "hoạt động đấu thầu". Bên cạnh bên mời thầu, nhà thầu chính thì trong một số trường hợp, còn có sự tham gia của nhà thầu phụ trong đấu thầu. Vậy nhà thầu phụ là gì? Hợp đồng thầu phụ và sử dụng nhà thầu phụ được quy định như thế nào?
Sau đây, hãy cùng NPLaw tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan đến nhà thầu phụ.
Trên thực tế hiện nay, trong quan hệ đấu thầu, người ta thường nhắc đến “nhà thầu phụ” và “nhà thầu chính”. Nếu “nhà thầu chính” là khái niệm dùng để chỉ nhà thầu trực tiếp tham việc đấu thầu, được đứng tên dự thầu (đứng tên trên hồ sơ dự thầu) và là người trực tiếp ký kết hợp đồng với chủ đầu tư (bên mời thầu) khi được lựa chọn trúng thầu sau khi thực hiện quá trình đấu thầu thì khái niệm “nhà thầu phụ” lại được hiểu theo nghĩa để chỉ nhà thầu không trực tiếp tham gia đấu thầu, tham gia dự thầu nhưng lại tham gia thực hiện gói thầu trên cơ sở nội dung thỏa thuận trong hợp đồng được ký giữa họ với nhà thầu chính.
Trong quy định về nhà thầu phụ, còn có quy định về “nhà thầu phụ đặc biệt”. Đây là khái niệm dùng để chỉ nhà thầu phụ được nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất với nội dung sẽ thực hiện những công việc mang tính đặc biệt, quan trọng trong gói thầu.
Theo khoản 27 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 thì nhà thầu phụ là tổ chức, cá nhân ký hợp đồng với nhà thầu để tham gia thực hiện công việc xây lắp; tư vấn; phi tư vấn; dịch vụ liên quan của gói thầu cung cấp hàng hóa; công việc thuộc gói thầu hỗn hợp.
Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Theo Khoản 2 Điều 132 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, quy định về quản lý nhà thầu phụ như sau:
Hiện nay không có quy định bắt buộc về nội dung của hợp đồng thầu phụ. Tuy nhiên, hợp đồng thầu phụ là hợp đồng xây dựng, do đó cần có các nội dung của hợp đồng xây dựng theo khoản 1 Điều 141 Luật xây dựng 2014, được sửa đổi bổ sung năm 2020 như sau:
Nhà thầu nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc cá nhân có quốc tịch nước ngoài tham dự thầu.
Theo điểm i Khoản 1 Điều 5 Luật Đấu thầu năm 2023, đối với nhà thầu nước ngoài, phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
Như vậy, dự án của nhà đầu tư trong nước được sử dụng nhà thầu phụ nước ngoài nhưng nhà thầu phụ nước ngoài phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước.
Theo khoản 4 Điều 82 Luật Đấu thầu 2023, nhà thầu có trách nhiệm thực hiện các nội dung theo hợp đồng đã ký kết. Như vậy, đúng bản chất thì nhà thầu phụ là nhà thầu trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu chính và sẽ làm việc, thực hiện các cam kết với nhà thầu chính.
Đồng thời theo Khoản 2 Điều 132 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về quản lý nhà thầu phụ, xét về tư cách khi tham gia gói thầu thì mình được xác định là nhà thầu phụ, việc mình thuê lại bên thứ ba để làm phần công việc của mình rủi ro ở đây là sẽ vi phạm cam kết với nhà thầu chính, vì mình không phải là bên trực tiếp hợp đồng thầu này.
Như vậy, nhà thầu phụ không được phép thuê bên thứ ba thực hiện hợp đồng thầu phụ.
Đối tượng chịu thuế GTGT được quy định tại Điều 6 Thông tư 103/2014/TT-BTC. Theo đó, nhà thầu phụ nước ngoài cung cấp dịch vụ trên cơ sở hợp đồng nhà thầu phụ phải chịu thuế GTGT (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I Thông tư này), bao gồm:
- Dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT do Nhà thầu phụ nước ngoài cung cấp tại Việt Nam và tiêu dùng tại Việt Nam;
- Dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT do Nhà thầu phụ nước ngoài cung cấp ngoài Việt Nam và tiêu dùng tại Việt Nam.
Theo điểm b Khoản 2 Điều 132 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, việc bổ sung nhà thầu phụ chỉ được thực hiện khi được chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận và không vượt mức tối đa giá trị công việc dành cho nhà thầu phụ nêu trong hợp đồng; việc sử dụng nhà thầu phụ phải phù hợp với nhu cầu của nhà thầu trong thực hiện hợp đồng, nhà thầu phụ phải đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm theo yêu cầu của nhà thầu.
Theo điểm i Khoản 1 Điều 5 Luật Đấu thầu năm 2023, đối với nhà thầu nước ngoài, phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
Như vậy, phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam là một trong các điều kiện để nhà thầu hoặc nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề nhà thầu phụ. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn