Trong kinh doanh, hợp đồng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Tuy nhiên, không phải lúc nào các bên cũng thực hiện đầy đủ và đúng hạn các cam kết trong hợp đồng. Vi phạm hợp đồng thương mại là một vấn đề phổ biến nhưng phức tạp, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ giữa các đối tác và thiệt hại tài chính lớn.
Vậy vi phạm hợp đồng thương mại được giải quyết như thế nào? Sau đây, NPLAW sẽ tư vấn giải đáp thắc mắc cho quý khách hàng.
Vi phạm hợp đồng thương mại là vấn đề không mới trong kinh doanh và thương mại, nhưng trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển và toàn cầu hóa, tình trạng vi phạm hợp đồng thương mại vẫn đang gia tăng và có nhiều biến thể phức tạp. Các vi phạm này có thể xảy ra giữa các doanh nghiệp trong cùng quốc gia hoặc xuyên biên giới, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng.
Các hình thức vi phạm hợp đồng thương mại phổ biến hiện nay như:
Theo Khoản 1, 2, 3 Điều 3 Luật Thương mại 2005, hợp đồng thương mại được hiểu là thỏa thuận giữa thương nhân với thương nhân hay thương nhân với các bên có liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động thương mại, cụ thể là:
Căn cứ Khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại 2005, vi phạm hợp đồng trong thương mại là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật Thương mại 2005.
Căn cứ Điều 292 Luật Thương mại 2005, các loại chế tài trong thương mại bao gồm:
(i) Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
(ii) Phạt vi phạm.
(iii) Buộc bồi thường thiệt hại.
(iv) Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
(v) Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
(vi) Huỷ bỏ hợp đồng.
(vii) Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
*Lưu ý: Căn cứ Điều 293 Luật Thương mại 2005, trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản.
Căn cứ Điều 294 Luật Thương mại 2005, bên vi phạm hợp đồng trong năm 2024 được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
(i) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận.
(ii) Xảy ra sự kiện bất khả kháng.
(iii) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia.
(iv) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
*Lưu ý: Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.
Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại được quy định tại Điều 307 Luật Thương mại 2005 như sau:
“1. Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”
Ngoài ra, theo Điều 316 Luật Thương mại 2005 quy định về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại khi đã áp dụng các chế tài khác như sau: Một bên không bị mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tổn thất do vi phạm hợp đồng của bên kia khi đã áp dụng các chế tài khác.
Như vậy, một bên vi phạm hợp đồng thương mại thì bên còn lại có được yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với những tổn thất do hành vi vi phạm.
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật Thương mại 2005.
Hình ảnh chế tài hợp đồng
Như vậy, để được áp dụng phạt vi phạm, phải thỏa mãn các điều kiện:
(i) Các bên có thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng;
(ii) Một bên có hành vi vi phạm hợp đồng mà theo thỏa thuận giữa các bên thì bên vi phạm phải chịu phạt vi phạm hợp đồng;
(iii) Hành vi vi phạm hợp đồng không thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định tại Khoản 1 Điều 294.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng được quy định tại Điều 428 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
2.Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”
Như vậy, một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 307 Luật Thương mại 2005 như sau: Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Như vậy, khi hợp đồng chỉ quy định phạt vi phạm hợp đồng thương mại, bên vi phạm vẫn có quyền áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại.
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng được quy định tại Điều 308 và 309 Luật thương mại năm 2005, cụ thể như sau:
“Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng".
Như vậy, khi một bên vi phạm cơ bản hợp đồng thương mại thì chưa đủ điều kiện để được tạm ngừng thực hiện hợp đồng. Việc áp dụng chế tài này còn phải đáp ứng cả điều kiện hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
Cụ thể tại Điều 300 và 301 Luật Thương mại 2005, mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề vi phạm hợp đồng thương mại. Trường hợp Quý Khách hàng có nhu cầu tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến người bán giao thừa hàng hóa, hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn