Hình ảnh, tư liệu cá nhân của một người rất dễ bị lấy cắp, sao chép trên không gian mạng hiện nay và bị sử dụng bất hợp pháp vào những mục đích không tốt. Việc xâm phạm hình ảnh qua các hành động như cắt ghép ảnh, video vào các nội dung xấu, độc hại nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị lấy cắp hình ảnh.
Điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với người bị xâm phạm hình ảnh, họ dễ bị khủng hoảng tâm lý, mất niềm tin cuộc sống, không còn tự tin để sống tiếp, và tự tìm con đường kết thúc trước những áp lực đó.
Xâm hại hình ảnh.
Hiểu được hậu quả nghiêm trọng từ các hành vi sai trái này, NPLaw cung cấp các quy định pháp luật về xâm phạm hình ảnh cá nhân trên không gian mạng hiện nay, để giúp Quý bạn đọc biết cách bảo vệ mình trước các hành vi trên.
Hình ảnh cá nhân là những thông tin, hình ảnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi cá nhân được bảo vệ dưới bất cứ hình thức là tranh vẽ, ảnh chụp, ảnh quay phim,… Và chỉ có mỗi chính cá nhân đó mới có quyền sở hữu, sử dụng đối với chính hình ảnh, thông tin trên trừ một số trường hợp đặc biệt.
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Vậy quyền của cá nhân đối với hình ảnh và bản quyền hình ảnh có giống nhau?
Đây là hai khái nhiệm hoàn toàn khác biệt nhau, cụ thể như sau:
Theo Điều 14 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP thì “Tác phẩm nhiếp ảnh quy định tại điểm h khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích.”
Hình ảnh cá nhân và quyền hình ảnh cá nhân theo quy định pháp luật
Những hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân cụ thể như sau:
Các hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân
Hiện nay, hình ảnh cá nhân bị xâm phạm rất phổ biến, đặc biệt là các tổ chức tín dụng đen. Các tổ chức tín dụng với điều kiện cho vay đơn giản không cần tài sản thế chấp, không cần giấy tờ tuỳ thân như CCCD, CMND, hộ khẩu… mà cho vay qua hình thức đưa hình ảnh nhạy cảm, nóng bỏng của nạn nhân để làm tài sản đảm bảo, các tổ chức tín dụng thường nhắm vào các đối tượng là phụ nữ nhẹ dạ.
Khi phát hiện hình ảnh cá nhân của mình bị xâm phạm thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật (căn cứ theo khoản 3 Điều 32 Bộ luật Dân sự ).
Và ngoài ra nạn nhân có thể yêu cầu người xâm phạm hình ảnh cá nhân của mình bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự:
“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Theo đó tại Điều 592 Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
“1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Trường hợp sử dụng hình ảnh của cá nhân cắt ghép, đăng tải thông tin sai sự thật nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trên mạng xã hội sẽ vi phạm Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và tại điểm e, khoản 2, Điều 102, Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ thì phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng về hành vi "Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật".
Nếu có căn cứ xác định hành vi đưa thông tin không đúng sự thật nêu trên nhằm mục đích làm nhục, làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác thì có thể xử lý tội Tội làm nhục người khác theo Điều 155, Bộ luật Hình sự:
“Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Xử lý các hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân theo quy định pháp luật
Việc sử dụng hình ảnh của bất cứ ai đều phải được sự đồng thuận của người đó. Việc sử dụng hình ảnh dù với chỉ mục đích đơn giản là để giới thiệu cho sản phẩm, hàng hoá và đưa lên báo cũng phải được sự đồng ý của chính người được đưa hình ảnh lên. Người được sử dụng hình ảnh hay người sử dụng hình ảnh của người khác đều phải trang bị kiến thức pháp luật đầy đủ để bảo vệ mình trước những hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân làm mất danh dự, nhân phẩm, uy tín của chính mình, cũng như tránh bị xử phạt theo quy định pháp luật.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn