Hiện nay vẫn còn nhiều người chưa thực sự phân biệt được hợp đồng làm việc và hợp đồng lao động. Điều này dẫn đến việc sử dụng sai thuật ngữ khi giao tiếp, thậm chí sử dụng sai khi soạn văn bản. Thông qua bài viết này, NPLaw sẽ cùng Quý độc giả tìm hiểu các quy định pháp luật về hợp đồng làm việc để có cái nhìn đầy đủ và rõ ràng hơn về hợp đồng làm việc.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Viên chức 2010 giải thích “hợp đồng làm việc” như sau:
“5. Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên”.
Như vậy, hợp đồng làm việc được hiểu là văn bản ghi nhận thỏa thuận liên quan đến công việc của viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với bên có thẩm quyền.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Viên chức 2010, hợp đồng làm việc gồm các loại sau:
“Điều 25. Các loại hợp đồng làm việc
1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.
Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.
2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;
b) Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật này;
c) Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”.
Trong đó, hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng ghi nhận thời hạn làm việc của viên chức, thời hạn làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 60 tháng. Hợp đồng này được áp dụng đối với viên chức được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 và không thuộc trường hợp loại trừ của pháp luật. Loại hợp đồng làm việc thứ hai là hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, là hợp đồng làm việc không ghi nhận thời hạn làm việc của viên chức, được sử dụng và giao kết trong một số trường hợp đặc biệt tại khoản 2 Điều 25 Luật Viên chức 2010.
Như vậy, hợp đồng làm việc gồm hai loại là hợp đồng làm việc xác định thời hạn và hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Viên chức 2010, nội dung của hợp đồng làm việc bao gồm những vấn đề sau:
“1. Hợp đồng làm việc có những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ của đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người được tuyển dụng. Trường hợp người được tuyển dụng là người dưới 18 tuổi thì phải có họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người đại diện theo pháp luật của người được tuyển dụng;
c) Công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc;
d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
đ) Loại hợp đồng, thời hạn và điều kiện chấm dứt của hợp đồng làm việc;
e) Tiền lương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác (nếu có);
g) Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;
h) Chế độ tập sự (nếu có);
i) Điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ lao động;
k) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
l) Hiệu lực của hợp đồng làm việc;
m) Các cam kết khác gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thù của đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không trái với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Như vậy, nội dung hợp đồng làm việc đã được quy định cụ thể và chi tiết tại Luật Viên chức 2010 nêu trên.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Viên chức 2010 thì hình thức của hợp đồng làm việc được quy định như sau:
“2. Hợp đồng làm việc được ký kết bằng văn bản giữa người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập với người được tuyển dụng làm viên chức và được lập thành ba bản, trong đó một bản giao cho viên chức”.
Như vậy, hình thức hợp đồng làm việc được quy định là văn bản và không có trường hợp cho phép hình thức khác.
4. Thẩm quyền ký hợp đồng làm việc
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền tuyển dụng viên chức như sau:
“Điều 7. Thẩm quyền tuyển dụng viên chức
1. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức.
2. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thì cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức hoặc phân cấp cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện.”
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Viên chức 2010 như sau: “2. Hợp đồng làm việc được ký kết bằng văn bản giữa người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập với người được tuyển dụng làm viên chức và được lập thành ba bản, trong đó một bản giao cho viên chức”.
Theo đó, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập sẽ có thẩm quyền ký hợp đồng làm việc.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Viên chức 2010 như sau:
“5. Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên”.
Theo đó, người ký hợp đồng làm việc là viên chức hoặc là người được tuyển dụng làm viên chức, không phải người lao động.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Luật Viên chức 2010, quy định về trường hợp thay đổi tính chất công việc như sau:
“Điều 32. Thay đổi vị trí việc làm
…
3. Khi chuyển sang vị trí việc làm mới, việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng làm việc hoặc có thay đổi chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 và Điều 31 của Luật này”.
Như vậy, khi thay đổi tính chất công việc thì phải sửa đổi, bổ sung hợp đồng làm việc mà không bắt buộc phải ký lại hợp đồng làm việc mới.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
“Điều 28. Thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc, nếu một bên có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng làm việc thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc. Khi đã chấp thuận thì các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan của hợp đồng làm việc. Trong thời gian tiến hành thỏa thuận, các bên vẫn phải tuân theo hợp đồng làm việc đã ký kết. Trường hợp không thỏa thuận được thì các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng làm việc”.
Theo đó, hợp đồng làm việc hoàn toàn có thể ký thêm phụ lục khi hai bên đã tiến hành thỏa thuận theo đúng quy định pháp luật.
Hiểu được nhu cầu tìm hiểu quy định liên quan đến đến hợp đồng làm việc của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các quy định pháp lý liên quan đến hợp đồng làm việc. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ pháp lý dày dặn tin rằng sẽ đem lại cho khách hàng sự an tâm và hài lòng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn