Nhu cầu kinh doanh nhà hàng tại Bến Tre đang tăng cao và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Vậy làm sao để hiểu thế nào là kinh doanh nhà hàng tại bến tre và những vấn đề liên quan xoay quanh về kinh doanh nhà hành tại bến tre như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Trong thời gian gần đây, nhu cầu kinh doanh nhà hàng tại Bến Tre ngày càng tăng cao do nhiều nguyên nhân sau:
Từ những yếu tố trên, có thể thấy rằng nhu cầu kinh doanh nhà hàng tại Bến Tre đang tăng cao và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Kinh doanh nhà hàng là quá trình quản lý và vận hành cơ sở dịch vụ ẩm thực, liên quan đến việc chuẩn bị và cung cấp thức ăn, đồ uống cho khách hàng tiêu dùng tại chỗ hoặc qua các dịch vụ như đặt món, tiệc, catering.
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hay còn được gọi là Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Căn cứ theo Điều 11, Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ những trường hợp sau đây:
Theo đó, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thực phẩm trừ các trường hợp trên cần phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Đối với kinh doanh nhà hàng, chỉ trừ trường hợp là nhà hàng trong khách sạn, tất cả các nhà hàng kinh doanh ăn uống khác đều phải xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
Căn cứ tại Điều 36 Luật an toàn thực phẩm 2010 và Khoản 3 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, hồ sơ, trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận thực hiện như sau:
Hồ sơ gồm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật an toàn thực phẩm 2010: Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Đối với kinh doanh nhà hàng thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế thì sẽ do Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận.
Như vậy, kinh doanh nhà hàng ăn uống mà không phải nhà hàng trong khách sạn thì cần phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Chủ cơ sở kinh doanh nhà hàng làm hồ sơ, thủ tục nộp cho cơ quan có thẩm quyền để được cấp Giấy chứng nhận.
Căn cứ theo Điều 3 Luật an toàn thực phẩm 2010 có quy định nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm như sau:
“1. Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.
3. Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.
4. Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.
5. Quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành.
6. Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.”
Theo Khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định:
“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Tại Điểm a Khoản 8 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm e Khoản 12 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm:
“8. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính trên 5.000.000 đồng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính trên 20.000.000 đồng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Như vậy, đi ăn nhà hàng bị ngộ độc thực phẩm thì nhà hàng sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường. Trong trường hợp này hành vi gây ngộ độc thực phẩm sẽ bị phạt hành chính như quy định trên.
Nhà hàng bắt buộc phải có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy.
Cụ thể, theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 136/2020/NĐ-CP, cửa hàng ăn uống là một trong các cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy.
Như vậy, nhà hàng cần phải đảm bảo đủ điều kiện an toàn về phòng cháy chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy chữa cháy.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề kinh doanh nhà hành tại bến tre. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn