Những điều cần biết về tổ chức đầu tư ra nước ngoài

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, việc mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài không chỉ là bước tiến chiến lược của các doanh nghiệp mà còn là yêu cầu cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, tổ chức đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ nhiều quy định pháp luật phức tạp, từ việc đáp ứng điều kiện đầu tư, xin giấy phép, đến xử lý các tình huống pháp lý phát sinh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm tổ chức đầu tư ra nước ngoài, các quy định pháp luật liên quan, cũng như giải đáp những thắc mắc phổ biến xung quanh hoạt động này. Qua đó, các tổ chức và cá nhân sẽ có cái nhìn đầy đủ và chính xác để thực hiện đầu tư hiệu quả và đúng pháp luật.

Sau đây, kính mời quý độc giả hãy cùng NPLAW tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tổ chức đầu tư ra nước ngoài nhé!

I. Tìm hiểu về tổ chức đầu tư ra nước ngoài

Tổ chức đầu tư ra nước ngoài là hoạt động của các tổ chức kinh tế trong nước thực hiện việc đầu tư vốn, tài sản hoặc các nguồn lực khác vào một hoặc nhiều dự án tại quốc gia ngoài lãnh thổ Việt Nam. Đây là một bước đi chiến lược nhằm mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội phát triển, và khai thác các nguồn lực, lợi thế ở nước ngoài mà môi trường trong nước chưa đáp ứng được.

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không chỉ giúp các tổ chức kinh tế Việt Nam tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản trị, mà còn góp phần khẳng định vị thế của doanh nghiệp Việt trên bản đồ kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, để đảm bảo việc đầu tư này hợp pháp và hiệu quả, các tổ chức cần tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật, đồng thời cân nhắc các yếu tố rủi ro liên quan đến thị trường, văn hóa, và pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

II. Quy định pháp luật về tổ chức đầu tư ra nước ngoài

1. Tổ chức đầu tư ra nước ngoài là gì?

Căn cứ theo khoản 13 Điều 3 Luật đầu tư 2020 quy định khái niệm hoạt động đầu tư ra nước ngoài như sau:

“Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.” 

Như vậy, có thể được hiểu một cách đơn giản là việc nhà đầu tư của một quốc gia mang lại sản của mình đến một quốc gia khác, vùng lãnh thổ khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, thu lợi nhuận. Với cách hiểu này nhà đầu tư nước ngoài dẫn đến việc dịch chuyển về con người, về tài sản để thực hiện hoạt động đầu tư từ quốc gia nơi có nhà đầu tư đến quốc gia nơi tiếp nhận đầu tư.

2. Điều kiện để tổ chức đầu tư ra nước ngoài?

Theo Điều 60 Luật đầu tư 2020 quy định các điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Theo đó, để được hoạt động đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư cần phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Để tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, cần đáp ứng các điều kiện sau:

(1) Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc quy định tại Điều 51 Luật đầu tư 2020

(2) Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện: 

  • Ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điều 53 Luật đầu tư 2020
  • Điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện quy định tại Điều 54 Luật đầu tư 2020

(3) Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép theo khoản 3 Điều 60 Luật đầu tư 2020

(4) Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 Luật Đầu tư 2020

(5) Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư theo khoản 5 Điều 60 Luật đầu tư 2020

3. Chủ thể nào được tổ chức đầu tư ra nước ngoài?

Căn cứ Điều 68 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Theo đó, để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện sau:

(i) Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư (khoản 1 Điều 68 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

(ii) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã (khoản 2 Điều 68 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

(iii) Tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng (khoản 3 Điều 68 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

(iv) Hộ kinh doanh đăng ký theo quy định của pháp luật Việt Nam (khoản 4 Điều 68 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

(v) Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật doanh nghiệp (khoản 5 Điều 68 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

(vi) Các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam (khoản 6 Điều 68 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

III. Giải đáp một số thắc mắc về tổ chức đầu tư ra nước ngoài

1. Tổ chức đầu tư ra nước ngoài có cần xin phép không?

Căn cứ Điều 68 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài đều thuộc trường hợp phải xin phép đầu tư thông qua việc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bao gồm:

(i) Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư (khoản 1 Điều 68 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

(ii) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã (khoản 2 Điều 68 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

(iii) Tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng (khoản 3 Điều 68 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

(iv) Hộ kinh doanh đăng ký theo quy định của pháp luật Việt Nam (khoản 4 Điều 68 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

(v) Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật doanh nghiệp (khoản 5 Điều 68 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

(vi) Các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam (khoản 6 Điều 68 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 56 Luật đầu tư 2020, đối với một số dự án đầu tư, trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư cần phải thực hiện thủ tục xin chấp nhận chủ trương đầu tư từ Nhà nước:

a) Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;

b) Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định;

c) Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;

d) Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.

2. Khi tổ chức đầu tư ra nước ngoài cần bao nhiêu vốn?

Theo quy định pháp luật Việt Nam, số vốn cần thiết để tổ chức đầu tư ra nước ngoài không được ấn định cụ thể mà phụ thuộc vào tính chất, quy mô của dự án đầu tư và quy định của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 2 Điều 69 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về nguồn vốn để tổ chức đầu tư ra nước ngoài bao gồm:

(i) Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép theo quy định của pháp luật;

(ii) Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối;

(iii) Máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm;

(iv) Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, thương hiệu, quyền đối với tài sản;

(v) Cổ phần, phần vốn góp, dự án của nhà đầu tư được hoán đổi tại tổ chức kinh tế ở Việt Nam và tổ chức kinh tế ở nước ngoài.

3. Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi tổ chức đầu tư ra nước ngoài khi chưa được cấp phép đúng hay sai?

Theo khoản 2 Điều 77 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:

“Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 74 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.”

Do đó, căn cứ điểm a, b khoản 2 Điều 74 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:

“2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; đến 150.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu, đầu tư; đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực quy hoạch”

Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư với mức phạt tiền tối đa là 150.000.000 đồng.

Do tổ chức đầu tư ra nước ngoài khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 200.000.000 đồng theo khoản 3 Điều 21 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, vì thế Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không có quyền xử phạt tổ chức này.

4. Tổ chức đầu tư ra nước ngoài khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì bị xử phạt thế nào?

Căn cứ khoản 3, điểm đ khoản 5 Điều 21 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm về thủ tục đầu tư ra nước ngoài. Theo đó, tổ chức đầu tư ra nước ngoài khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng. Đồng thời tổ chức vi phạm còn bị buộc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với hành vi vi phạm.

5. Hộ kinh doanh có được thực hiện đầu tư ra nước ngoài không?

Căn cứ khoản 4 Điều 68 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có quy định đối tượng đầu tư ra nước ngoài như sau: “Hộ kinh doanh đăng ký theo quy định của pháp luật Việt Nam”. Như vậy, nếu hộ kinh doanh đã đăng ký theo quy định pháp luật thì có thể thực hiện đầu tư ra nước ngoài.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về tổ chức đầu tư ra nước ngoài

Trong bối cảnh pháp lý phức tạp hiện nay, việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý là một giải pháp tối ưu để đảm bảo quyền lợi khi tổ chức đầu tư ra nước ngoài. Các luật sư sẽ hỗ trợ trong việc soạn thảo, kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng, giải quyết các vấn đề phát sinh và bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi có tranh chấp liên quan đến tổ chức đầu tư ra nước ngoài.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong mọi vấn đề liên quan đến tổ chức đầu tư ra nước ngoài. Chúng tôi cam kết cung cấp các giải pháp pháp lý hiệu quả, bảo vệ tối đa quyền lợi cho khách hàng trong quá trình thực hiện giao dịch.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan