Những điều cần biết về vốn hoá thị trường

 

Vốn hóa thị trường không chỉ là thước đo giá trị của một công ty trên thị trường chứng khoán, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe tài chính và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm vốn hóa thị trường, cách tính toán và các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Chúng ta sẽ cùng khám phá vì sao các nhà đầu tư luôn quan tâm đến chỉ số này và làm thế nào để tận dụng thông tin về vốn hóa thị trường trong quá trình ra quyết định đầu tư.

Sau đây, kính mời quý độc giả hãy cùng NPLAW tìm hiểu các vấn đề liên quan đến vốn hóa thị trường nhé!

I. Tìm hiểu về vốn hoá thị trường

Vốn hóa thị trường (Market Capitalization) là một thuật ngữ kinh tế dùng để đo lường tổng giá trị thị trường của một công ty cổ phần. Đây là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá quy mô và sức mạnh tài chính của một công ty trên thị trường chứng khoán. Thông thường, các công ty được phân loại thành ba nhóm vốn hóa: vốn hóa lớn, vốn hóa trung bình, và vốn hóa nhỏ. 

Mức vốn hóa thị trường không chỉ phản ánh giá trị doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Một công ty có vốn hóa lớn thường được xem là ổn định hơn, nhưng các công ty có vốn hóa nhỏ lại có tiềm năng tăng trưởng cao hơn, mặc dù đi kèm với rủi ro lớn hơn. Vốn hóa thị trường vì thế trở thành một công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư phân tích và lựa chọn chiến lược đầu tư phù hợp.

II. Quy định pháp luật về vốn hoá thị trường

1. Thế nào là vốn hoá thị trường

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về vốn hóa thị trường. Tuy nhiên, có thể hiểu vốn hóa là tổng giá trị hiện tại của một công ty, được tính bằng cách nhân số lượng cổ phiếu đang lưu hành với giá cổ phiếu hiện tại trên thị trường.

Vốn hóa bao gồm: Tổng giá trị cổ phiếu, các khoản nợ dài hạn và thu nhập được giữ lại của một doanh nghiệp. Vốn hóa được sử dụng để đánh giá quy mô của một công ty và đo lường giá trị của các cổ phiếu của công ty đó trên thị trường chứng khoán. Theo đó, một công ty có vốn hóa lớn hơn thường được xem là một công ty có tầm ảnh hưởng lớn trong ngành công nghiệp hoặc kinh tế quốc gia.

2. Cơ quan quản lý vốn hoá thị trường hiện nay

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Luật chứng khoán 2019 quy định rằng “Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan thuộc Bộ Tài chính thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán”. Như vậy, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan quản lý vốn hóa thị trường hiện nay.

3. Các nguồn hình thành vốn hoá thị trường

Vốn hóa thị trường được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, phản ánh tổng giá trị cổ phần của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trước hết, nguồn vốn này bắt đầu từ các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), khi doanh nghiệp chào bán cổ phiếu và niêm yết trên sàn giao dịch, tạo nên giá trị vốn hóa ban đầu. 

Việc phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh cũng làm tăng số lượng cổ phiếu lưu hành, qua đó tác động trực tiếp đến vốn hóa. Ngoài ra, giá cổ phiếu trên thị trường, vốn chịu ảnh hưởng bởi tình hình kinh doanh, điều kiện kinh tế vĩ mô và tâm lý nhà đầu tư, cũng là yếu tố quyết định vốn hóa thị trường. Các hoạt động sáp nhập, mua lại doanh nghiệp (M&A) và tái cấu trúc doanh nghiệp, chẳng hạn như phân tách hoặc hợp nhất, thường dẫn đến sự gia tăng vốn hóa nhờ mở rộng quy mô và nâng cao giá trị tài sản. 

Bên cạnh đó, dòng vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng vốn hóa, đặc biệt tại các thị trường mới nổi như Việt Nam. Các chính sách kinh tế và tài chính của Chính phủ, bao gồm ưu đãi thuế và cải thiện tính minh bạch thị trường, có vai trò lớn trong việc thúc đẩy vốn hóa thị trường. Tất cả các nguồn này không chỉ phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp mà còn là chỉ báo quan trọng cho sức khỏe nền kinh tế và thị trường tài chính.

III. Một số thắc mắc về vốn hoá thị trường

1. Các lĩnh vực nào được áp dụng vốn hoá thị trường

Vốn hóa thị trường được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là những ngành có doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán theo khoản 14 Điều 4 Luật chứng khoán 2019. Theo đó, vì vốn hoá thường được sử dụng để đánh giá kích thước của một công ty và đo lường giá trị của các cổ phiếu của công ty đó trên thị trường chứng khoán. Như vậy, một công ty có vốn hoá lớn hơn thường được xem là một công ty có tầm ảnh hưởng lớn trong ngành công nghiệp hoặc kinh tế quốc gia.

2. Các trường hợp chấm dứt vốn hoá thị trường

Căn cứ theo Mục 18 Chuẩn mực số 16 ban hành và công bố theo Quyết định 165/2002/QĐ-BTC về chấm dứt việc vốn hoá. Theo đó, vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp có thể chấm dứt trong một số trường hợp đặc biệt, các trường hợp chính bao gồm:

(1) Việc vốn hóa chi phí đi vay sẽ kết thúc khi các hoạt động chính yếu để chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đã hoàn tất. Sau thời điểm này, các chi phí đi vay phát sinh tiếp theo sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phát sinh, thay vì được vốn hóa.

(2) Một tài sản được coi là sẵn sàng để sử dụng hoặc bán khi quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất đã hoàn thành, mặc dù có thể còn các công việc quản lý chung hoặc thay đổi nhỏ (như trang trí theo yêu cầu của người mua) vẫn đang tiếp diễn. Những thay đổi này không làm ảnh hưởng đến việc xác định rằng các hoạt động chính yếu đã hoàn tất.

(3) Trong trường hợp một dự án được chia thành nhiều bộ phận, nếu mỗi bộ phận có thể được đưa vào sử dụng độc lập trong khi các bộ phận khác vẫn đang được hoàn thiện, thì việc vốn hóa chi phí đi vay sẽ chấm dứt riêng lẻ theo từng bộ phận đã hoàn thành. Ví dụ, đối với một khu thương mại bao gồm nhiều công trình riêng biệt, vốn hóa sẽ kết thúc đối với từng công trình hoàn thiện.

(4) Ngược lại, đối với các dự án phức tạp như nhà máy công nghiệp có nhiều hạng mục công trình trên một dây chuyền sản xuất, việc vốn hóa chỉ chấm dứt khi toàn bộ các hạng mục công trình trong dây chuyền đều hoàn thành. Quy định này giúp đảm bảo việc ghi nhận chi phí phù hợp với từng loại dự án và đặc điểm cụ thể của tài sản.

3. Cách tính vốn hóa hiện nay là như thế nào?

Dựa vào định nghĩa vốn hóa là gì, chúng ta có thể dễ dàng tính được vốn hóa của một doanh nghiệp. Để tính được vốn hóa của một doanh nghiệp, cần nắm rõ giá cổ phiếu hiện tại và số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, cụ thể công thức tính vốn hóa của một doanh nghiệp như sau:

Vốn hóa thị trường = Giá cổ phiếu tại thời điểm hiện tại * Số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường

4. Ý nghĩa của vốn hoá thị trường đối với doanh nghiệp

Vốn hóa thị trường mang ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong việc làm nổi bật quy mô và vị thế so với các đối thủ trên thị trường. Những doanh nghiệp có vốn hóa cao thường là các công ty hoạt động lâu năm, sở hữu nền tảng tài chính vững mạnh và đóng vai trò tiên phong trong ngành. 

Tuy nhiên, các doanh nghiệp mới thành lập hoặc chịu tác động mạnh từ biến động thị trường thường có vốn hóa thấp, phản ánh rủi ro và tiềm năng phát triển chưa ổn định. Qua vốn hóa, doanh nghiệp có thể xác định được vị trí của mình trong ngành và thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn và mở rộng hoạt động kinh doanh.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan vốn hoá thị trường

Trong bối cảnh pháp lý phức tạp hiện nay, việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý là một giải pháp tối ưu để đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp khi tìm hiểu và tham gia vào các giao lịch liên quan đến vốn hóa thị trường. Các luật sư sẽ hỗ trợ trong việc giải đáp thắc mắc của khách hàng về vốn hóa thị trường.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong mọi vấn đề của doanh nghiệp. Chúng tôi cam kết cung cấp các giải pháp pháp lý hiệu quả, bảo vệ tối đa quyền lợi cho khách hàng trong quá trình thực hiện giao dịch.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan