Thực tế hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đang gặp khó khăn trong việc giữ chân người lao động nước ngoài, thậm chí họ tạo ra nhiều chính sách có lợi để thu hút lao động nước ngoài nhập cư trên lãnh thổ của họ. Ngày nay, trong một thế giới đang ngày càng mở rộng và toàn cầu hóa, việc người lao động di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để làm việc với mức thu nhập cao hơn vật đã và đang trở thành một hiện tượng vô cùng phổ biến, trong đó có Việt Nam. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông thường còn được gọi là di cư lao động. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng di cư lao động, tuy nhiên chủ yếu xuất phát từ lý do kinh tế. Và bản thân người lao động cũng mong muốn mình có một công việc tốt hơn, với mức thu nhập và các lợi ích khác cao hơn. Nước Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có nền kinh tế đang phát triển ở trình độ thấp, dân số đông và có nguồn lao động dồi dào, tình trạng thất nghiệp ở nước ta vẫn diễn ra vô cùng phổ biến. Việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc và định cư ở nước ngoài là giải pháp cần thiết, là một trong những chiến lược quốc gia quan trọng nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động. Dưới đây là quy định của pháp luật về người lao động nữ đi định cư ở nước ngoài có thể tham khảo.
Lao động là hoạt động quan trọng, không thể thiếu trong bất kì xã hội nào bởi lao động tạo ra những giá trị vật chất và của cải cho đời sống xã hội. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay thì người lao động (trong đó có lao động nữ) có thể di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm tìm kiếm cơ hội làm việc tốt hơn, có mức thu nhập cao hơn cũng như hưởng nhiều chế độ đãi ngộ khác là hiện tượng phổ biến. Việt Nam là quốc gia đang phát triển với dân số đông và có nguồn lao động dồi dào.
Tuy nhiên do sự thay đổi của cơ cấu kinh tế, đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp khiến lao động nông thôn dư thừa nhiều, các khu vực công nghiệp - dịch vụ đang trên đà phát triển tuy nhiên chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu việc làm của người lao động. Do đó dẫn tới một bộ phận lớn người lao động không có việc làm. Trong khi đó nhiều quốc gia trên thế giới lại đang rơi vào tình trạng thiếu lao động. Từ đó, nhu cầu cung ứng sức lao động và di chuyển lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác để giải quyết vấn đề thừa - thiếu lao động là điều tất yếu. Xu thế này đã thu hút sự tham gia cung ứng lao động của nhiều quốc gia đông dân cư, trong đó có Việt Nam. Vì thế, nhu cầu của người lao động (trong đó có lao động nữ) đi làm việc và định cư ở nước ngoài ngày càng được nâng cao.
Trước hết, theo quy định tại Điều 2 Bộ luật Lao động năm 2019 có đưa ra khái niệm về người lao động, theo đó: Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 138/2006/NĐ-CP quy định như sau: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Khái niệm này được khẳng định lại tại khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 như sau: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Như vậy, có thế hiểu người lao động nữ đi định cư nước ngoài như sau: Người lao động nữ đi định cư ở nước ngoài là người lao động nữ mang quốc tịch Việt Nam sinh sống, làm việc ở một đất nước nào đó lâu dài; với mong muốn và nhu cầu về một cuộc sống tốt hơn, ổn định hơn, phát triển và tiến bộ hơn.
Trước hết, căn cứ khoản 1 Điều 65 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: Trong trường hợp hưởng trợ cấp một lần, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần.
Căn cứ khoản 6 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong trường hợp nhận lương hưu hàng tháng: Người lao động có quyền ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hàng tháng.
Như vậy, trường hợp người lao động nữ đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định pháp luật thì khi người lao động đó đi định cư nước ngoài vẫn được hưởng lương hưu hàng tháng.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 65 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người đang hưởng lương hưu ra nước ngoài để định cư như sau:
+ Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần.
+ Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu được tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội trong đó mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014 được tính bằng 1.5 tháng lương hưu đang hưởng, mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi được tính bằng 02 tháng lương hưu đang hưởng; sau đó mỗi tháng đã hưởng lương hưu thì mức trợ cấp một lần trừ 0,5 tháng lương hưu. Mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.
+ Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bằng 03 tháng trợ cấp đang hưởng.
Theo đó, trong trường hợp đang hưởng lương hưu nhưng ra nước ngoài định cư thì mức trợ cấp một lần tối thiểu bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.
-Hồ sơ hưởng trợ cấp một lần của lao động nữ đang hưởng lương hưu mà đi định cư nước ngoài bao gồm (khoản 1 Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014):
-Sổ bảo hiểm xã hội.
-Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
-Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
-Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
-Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
-Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
Tại khoản 6 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về quyền của người lao động, trong đó có cả lao động nữ đi định cư nước ngoài, theo đó người lao động có quyền: Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Như vậy, người lao động quyền ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hằng tháng khi định cư ở nước ngoài.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm 2013 có quy định về vấn đề tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Theo đó, người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:
-Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;
-Tìm được việc làm;
-Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
-Hưởng lương hưu hằng tháng;
-Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;
-Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật Việc làm 2013 trong 03 tháng liên tục;
-Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
-Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
-Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;
-Chết;
-Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
-Bị tòa án tuyên bố mất tích;
-Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.
Như vậy, trong trường hợp đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà người lao động phải đi định cư ở nước ngoài thì sẽ không được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trước hết, theo Điều 491 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định phạm vi hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự như sau:
+ Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự là việc các cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phối hợp, hỗ trợ nhau để thực hiện hoạt động phục vụ yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
+ Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự gồm tương trợ tư pháp về hình sự; dẫn độ; tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và các hoạt động hợp tác quốc tế khác được quy định tại Bộ luật này, pháp luật về tương trợ tư pháp và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
+ Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015, pháp luật về tương trợ tư pháp và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.
Đồng thời, hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự cũng phải được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Điều 492 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
+ Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
+ Trường hợp Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập điều ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.
Như vậy, việc người lao động nữ đi định cư nước ngoài phạm tội tại nước định cư thì để xác định thẩm quyền xét xử phải phụ thuộc vào pháp luật về tương trợ tư pháp và điều ước quốc tế mà Việt Nam và quốc gia đó là thành viên. Nếu Việt Nam chưa ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế thì việc phân chia thẩm quyền sẽ phụ thuộc vào nguyên tắc có đi có lại tuy nhiên không trái pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế khác.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến lao động nữ đi định cư nước ngoài:
-Tư vấn về các quy định pháp luật liên quan đến lao động nữ đi định cư nước ngoài.
-Hỗ trợ trong việc soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ liên quan đến lao động nữ đi định cư nước ngoài.
-Tư vấn về các vấn đề pháp lý phát sinh trong lĩnh vực đưa lao động nữ đi định cư nước ngoài.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến lao động nữ đi định cư nước ngoài mà công ty NPLAW gửi đến quý độc giả. Nếu quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn