Các biện pháp khắc phục khi khai khống vốn điều lệ

I. Thực trạng việc khai khống vốn điều lệ

   Thực tế, trên thị trường vẫn tồn tại một quan niệm, rằng vốn điều lệ của một doanh nghiệp càng lớn thì đồng nghĩa với địa vị kinh tế trên thị trường của doanh nghiệp đó càng cao. Hành vi khai khống vốn điều lệ có thể xuất phát từ nhiều lý do, nhưng một lý do hàng đầu là nhằm tìm kiếm lợi nhuận trong kinh doanh. Vốn điều lệ của doanh nghiệp là thông tin cơ sở cho đối tác, khách hàng khi xem xét hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp. Do vậy, khi con số vốn điều lệ được thổi phồng, doanh nghiệp có cơ hội lớn hơn trong tìm kiếm hợp đồng làm ăn, hoặc thông qua đó, thu hút thêm nhiều khách hàng và nhà đầu tư. Hiện nay, các doanh nghiệp có số vốn dưới 100 tỷ đồng “ẩn” mình trong hàng trăm ngàn doanh nghiệp đăng ký mới mỗi năm, cũng là một thách thức đối với năng lực rà soát, kiểm tra, xử phạt vi phạm của các cơ quan chức năng.

II. Quy định của pháp luậ t về khai khống vốn điều lệ

1. Khai khống vốn điều lệ là gì

Khoản 34 điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 16 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về các hành vi bị cấm: “Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị”

   Theo đó, khai khống vốn điều lệ được hiểu là việc vốn điều lệ không có thực, doanh nghiệp tự kê khai để đăng ký kinh doanh.

2. Khai khống vốn điều lệ bị xử phạt như thế nào

  Căn cứ theo Điều 47 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm về kê khai vốn điều lệ như sau:

“ Vi phạm về kê khai vốn điều lệ

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị dưới 10 tỷ đồng.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 20 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.

4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng.

5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng với số vốn thực góp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.”

Từ quy định trên cho thấy, mức xử lý vi phạm về khai khống vốn điều lệ không hề nhỏ. Doanh nghiệp cần trung thực khi thực hiện kê khai vốn điều lệ và có thể tiến hành thủ tục tăng vốn điều lệ sau nếu công ty có nhu cầu tăng vốn điều lệ.

3. Hướng khắc phục khi "lỡ" khai khống vốn điều lệ 

Cách 1: Góp đủ số vốn mà doanh nghiệp đã đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp 2020 thì chủ thể góp vốn phải góp vốn cho doanh nghiệp đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Thời hạn góp vốn với từng loại hình doanh nghiệp được quy định cụ thể như sau:

- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản (khoản 2 điều 47 và khoản 2 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020).

- Đối với công ty cổ phần: các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn (khoản 1 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020).

- Đối với công ty hợp danh: Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp vốn đúng thời hạn đã cam kết (khoản 1 Điều 178 Luật Doanh nghiệp 2020).

  Như vậy, trong thời hạn nêu trên, doanh nghiệp có thể yêu cầu các chủ thể góp vốn góp đủ và đúng loại tài sản đã cam kết để tránh trường hợp vốn điều lệ đã đăng ký cao hơn số vốn thực góp.

Cách 2: Thực hiện đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi hết thời hạn mà doanh nghiệp chưa huy động đủ số vốn điều lệ hoặc thành viên không có khả năng góp đủ số vốn đã cam kết thì đối với từng loại hình doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ. Thời hạn đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ với từng doanh nghiệp tương ứng là:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ (khoản 3 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020);

- Công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên: 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ (khoản 4 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020);

- Công ty cổ phần: 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua (điểm d khoản 3 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020)

Vốn điều lệ là một nội dung được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, do vậy, khi thực hiện điều chỉnh vốn điều lệ, doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh (khoản 1 Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2020). Vậy, trong thời hạn nêu trên doanh nghiệp có thể đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh để điều chỉnh vốn điều lệ.

III. Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến khai khống vốn điều lệ 

- Khai khống vốn điều lệ của Công ty cổ phần để tham gia đấu giá các công trình có vốn cao sẽ bị xử lý như thế nào?

   Vi phạm về kê khai vốn điều lệ bị xử phạt như sau (Điều 47 Nghị định 122/2021/NĐ-CP):

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị dưới 10 tỷ đồng.

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng.

+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 20 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.

Các biện pháp khắc phục khi khai khống vốn điều lệ

Người vi phạm khi khai khống vốn điều lệ sẽ bị xử phạt

+ Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng.

+ Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên.

+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng với số vốn thực góp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 47 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.

   Như vậy, tùy vào giá trị vốn điều lệ kê khai khống sẽ có mức phạt tiền tương ứng nêu trên. Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng với số vốn thực góp đối với từng hành vi.

- Vì sao doanh nghiệp không ngần ngại khai khống vốn điều lệ?

  Vì với số vốn điều lệ quá thấp thì các chủ doanh nghiệp không thể nào thể hiện được tiềm lực tài chính cũng như quy mô của công ty mình cho đối tác thấy, dẫn đến thiếu sự tin tưởng trong hợp tác kinh doanh, thậm chí không tìm được đối tác cho mình. Thêm nữa khi doanh nghiệp cần nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng thì với số vốn quá thấp cũng không tạo được “niềm tin” cho ngân hàng để họ có thể cho chủ doanh nghiệp vay một số vốn vượt ngoài khả năng, vượt ngoài vốn điều lệ của họ. Do vậy, đó là một trong những nguyên nhân mà doanh nghiệp khai khống vốn điều lệ.

- Khai khống vốn điều lệ có tác hại như nào?

Nếu chủ doanh nghiệp khai khống vốn điều lệ, đưa ra số vốn cao vượt ngoài khả năng của bản thân thì cái lợi trước mắt là tạo được niềm tin cho đối tác, ngân hàng nhưng cũng không kém phần rủi ro sau này nếu làm ăn thất bại dẫn đến gây nợ cho khách hàng hoặc nặng hơn là giải thể, phá sản hoặc vay ngân hàng quá nhiều dẫn đến không có khả năng chi trả. 

Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến khai khống vốn điều lệ

Nhiều công ty hiện nay khai khống vốn điều lệ vì mục đích vụ lợi, tạo uy tín

       Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng đúng với số vốn mà mình đã đăng ký. Ngoài ra, việc khai khống vốn điều lệ còn phải chịu các mức phạt tương đối lớn mà pháp luật đã quy định.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến khai khống vốn điều lệ 

  Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Ngọc Phú về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 0913449968 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời 

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan