Hiện nay, việc thành lập tổ hợp tác thường bắt đầu từ nhu cầu chung của một nhóm người có cùng lĩnh vực hoạt động, như nông dân, thương nhân hay nghệ nhân. Vậy làm sao để hiểu thế nào là thành lập tổ hợp tác và những vấn đề liên quan xoay quanh về thành lập tổ hợp tác như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Tổ hợp tác là tổ chức kinh tế tập thể, được thành lập bởi nhóm người có cùng nhu cầu, lợi ích và có sự tự nguyện tham gia. Tổ hợp tác nhằm mục đích hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh, trao đổi hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện các hoạt động kinh tế khác.
Tổ hợp tác được thành lập với mục đích tạo ra một sân chơi cho các thành viên có thể hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bằng cách tập hợp các cá nhân hoặc hộ gia đình có cùng lĩnh vực hoạt động, tổ hợp tác giúp các thành viên dễ dàng tiếp cận thông tin, công nghệ mới và các nguồn hỗ trợ khác từ nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ. Hơn nữa, tổ hợp tác cũng góp phần tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường thông qua việc kết nối, xây dựng thương hiệu chung và tiếp cận thị trường rộng rãi hơn. Qua đó, các thành viên sẽ có cơ hội cải thiện thu nhập và phát triển bền vững.
Thành phần hồ sơ:
Tổ hợp tác là tổ chức được thành lập trên cơ sở hợp đồng hợp tác được ký kết giữa các thành viên. Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 77/2019/NĐ-CP, quá trình thành lập tổ hợp tác được thực hiện qua 4 bước cụ thể sau:
Căn cứ quy định tại khoản 21 Điều 4 Luật Hợp tác xã 2023 có định nghĩa về tổ hợp tác như sau: Tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác do ít nhất 02 thành viên tự nguyện thành lập, cùng góp vốn, góp sức lao động để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Theo đó, tổ hợp tác là tổ chức được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác do ít nhất 02 thành viên tự nguyện thành lập, cùng góp vốn, góp sức lao động để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân. Việc thành lập, tổ chức, hoạt động của tổ hợp tác được thực hiện trên cơ sở hợp đồng hợp tác theo quy định của pháp luật dân sự.
Theo Điều 7 Nghị định 77/2019/NĐ-CP thì thành viên tổ hợp tác phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề thành lập tổ hợp tác. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn