Cùng với thẩm mỹ không xâm lấn, thẩm mỹ xâm lấn hay còn gọi là phẫu thuật thẩm mỹ hiện nay được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đây là hoạt động có tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người. Do đó, pháp luật đã có những quy định để điều chỉnh về vấn đề này.
Vậy đối với những cơ sở thẩm mỹ xâm lấn, yêu cầu giấy phép, thủ tục được pháp luật quy định như thế nào? Sau đây, NPLAW sẽ tư vấn và giải đáp nội dung thắc mắc này cho quý khách hàng.
Nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ và các thủ thuật xâm lấn tối thiểu, đã tăng lên đáng kể trong thập kỷ qua trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo số liệu thống kê từ Hội Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Việt Nam (VSAPS), hiện nay, Việt Nam có hơn 20 bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ tư nhân, 31 khoa tạo hình thẩm mỹ trong các bệnh viện, 320 phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ tư nhân, 479 phòng khám da liễu có thực hiện kỹ thuật thẩm mỹ cùng hàng ngàn cơ sở chăm sóc da ngoài sự quản lý của ngành y tế.
Trong ngành công nghiệp "dao kéo", nâng ngực và hút mỡ là hai phương phức được thực hiện nhiều, với mức độ khó cao, nhu cầu của người làm đẹp lớn. Tuy nhiên, thẩm mỹ xâm lấn tiềm ẩn nhiều rủi ro và tương đối phức tạp. Do đó, khi tìm đến các cơ sở làm đẹp, đặc biệt là với những phẫu thuật phức tạp, người dân nên tìm hiểu thông tin rõ ràng, cẩn thận chọn lọc các cơ sở uy tín đã được cấp phép hoạt động, đạt chuẩn y tế an toàn.
Hiện nay pháp luật không có quy định khái niệm thẩm mỹ xâm lấn. Đây là cách gọi nhằm phân biệt với thẩm mỹ không xâm lấn, tức là làm đẹp mà không cần phải đụng đến dao kéo để xâm lấn, can thiệp vào các bộ phận trên cơ thể như da, xương, máu…
Như vậy, thẩm mỹ xâm lấn còn gọi là phẫu thuật thẩm mỹ, được hiểu là làm đẹp mà đụng đến dao kéo để xâm lấn, can thiệp vào các bộ phận trên cơ thể.
Theo Khoản 12 Điều 40 Nghị định 96/2023/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở có cung cấp các dịch vụ thẩm mỹ dưới đây hoặc có sử dụng sản phẩm có tác dụng dược lý phải được thành lập theo một trong các hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa hoặc phòng khám chuyên khoa:
a) Dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) nhằm:
b) Dịch vụ xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm.
Theo đó, cơ sở thực hiện thẩm mỹ xâm lấn phải giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại Sở Y tế trước khi tiến hành hoạt động
Theo Luật Khám bệnh chữa bệnh năm 2023 và hướng dẫn tại Nghị định 96/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, thủ tục xin mở cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn bao gồm các bước:
Bước 1. Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ và nộp theo phương thức:
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ
Bước 3. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ
Người thực hiện thẩm mỹ xâm lấn phải có chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp. Do đó, người thực hiện thẩm mỹ xâm lấn không bắt buộc là bác sĩ, có thể là kỹ thuật viên nhưng phải có chứng chỉ theo quy định.
Theo Khoản 12 Điều 40 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, cơ sở có cung cấp các dịch vụ thẩm mỹ dưới đây hoặc có sử dụng sản phẩm có tác dụng dược lý phải được thành lập theo một trong các hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa hoặc phòng khám chuyên khoa.
Như vậy, không có quy định bắt buộc phải mở bệnh viện thẩm mỹ khi thực hiện thẩm mỹ xâm lấn, mà có thể mở phòng khám.
Theo Điều 49 và Khoản 4 Điều 51 Luật Khám bệnh chữa bệnh năm 2023, cơ sở thực hiện thẩm mỹ xâm lấn phải giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại Sở Y tế trước khi tiến hành hoạt động.
Hình ảnh của cá nhân là phạm trù được pháp luật bảo vệ và tôn trọng. Do đó, nếu sử dụng hình ảnh của người khác khi chưa được cho phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuỳ vào mục đích sử dụng hình ảnh người khác khi chưa được cho phép, pháp luật có quy định riêng về mức xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này. Ví dụ: khoản 3 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quãng cáo quy định mức phạt từ 20 đến 30 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo trên mạng xã hội có sử dụng hình ảnh người khác mà chưa được người đó cho phép.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến thẩm mỹ xâm lấn mà NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn