Hiện nay nhiều doanh nghiệp và người lao động quan tâm đến việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động và bồi thường khi chấm dứt Hợp đồng lao động cho người lao động. Nắm bắt được yêu cầu đó, NPLaw gửi đến các Khách hàng các vấn đề liên quan đến việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động và bồi thường khi chấm dứt Hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Bộ Luật lao động 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
Căn cứ Điều 36 Bộ luật lao động 2012, Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các mục a, b, c, e và g nêu trên, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại mục d và mục f nêu trên thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động.
Căn cứ Điều 37 Bộ Luật lao động 2019, người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:
Căn cứ Điều 39 Bộ luật lao động 2019, Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật Lao động 2019, nghĩa là không đúng quy định tại các mục 1.2, 1.2, 1.3 của bài viết này.
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Bộ Luật Lao động 2019, người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
1/ Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.
Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật Lao động 2019 thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
2/ Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại mục a này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật Lao động 2019 để chấm dứt hợp đồng lao động.
3/ Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại mục a và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật lao động 2019, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
Theo quy định tại Điều 40 Bộ Luật lao động 2019, người lao động khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
Thực tiễn cho thấy giải pháp được áp dụng phổ biến khi chấm dứt Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp người sử dụng lao động muốn chấm dứt Hợp đồng lao động với người lao động nhưng chưa nắm rõ quy định của pháp luật, dẫn đến việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trái pháp luật. Từ đó, Người lao động sẽ có cơ sở khởi kiện người sử dụng lao động để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Các nội dung trên sẽ giúp phần nào khách hàng hiểu thêm về việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động và bồi thường khi chấm dứt Hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trên thực tế, việc tranh chấp Hợp đồng lao động thường xuyên xảy ra ở công ty và việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động và giải quyết tranh chấp lao động sao cho đúng quy định không hề đơn giản, rủi ro pháp lý cao, tốn rất nhiều thời gian, công sức. Vì vậy, Quý khách hàng nên tìm một hãng luật uy tín để giúp khách hàng tháo gỡ các vướng mắc pháp lý nêu trên, và chúng tôi tin tưởng rằng chúng tôi làm được điều đó cho Khách hàng. Vui lòng liên hệ chúng tôi để được hướng dẫn theo thông tin dưới đây
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn