NPLaw là một Hãng luật chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý toàn diện liên quan đến: Đầu tư kinh doanh; Doanh nghiệp; Bất động sản; Sở hữu trí tuệ; Lao động; Tư vấn soạn thảo, đàm phán và hỗ trợ ký kết các Thỏa thuận/Hợp đồng thương mại trong ngoài nước
Tư vấn và hỗ trợ tiến hành thủ tục xin cấp các loại giấy phép con.
Vốn góp được xác định là một phần quan trọng trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, việc chuyển nhượng vốn cũng là hoạt động thường xuyên diễn ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Để hiểu rõ hơn về thủ tục chuyển nhượng vốn dưới đây NPLaw xin cung cấp cho khách hàng một số thông tin như sau:
NPlaw sẽ cung cấp cách hiểu về chuyển nhượng vốn đối với loại hình công ty TNHH và Công ty cổ phần.
Chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH được hiểu là thành viên hoặc chủ sở hữu chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp của mình cho thành viên hay cá nhân, tổ chức khác không phải là thành viên của công ty. Chuyển nhượng có thể có các hình thức như: bán, tặng cho, để lại thừa kế…
Đối với công ty Trách nhiệm hữu hạn
Chuyển nhượng cổ phần là việc cổ đông góp vốn trong công ty cổ phần chuyển nhượng lại phần góp vốn, vốn góp của mình cho một cổ đông khác trừ một số trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoảng 1 Điều 126 Luật doanh nghiệp 2014 nhưng không làm thay đổi cấu trúc vốn điều lệ.
Cách thức chuyển nhượng cổ phần:
Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán:
+ Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký.
+ Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Ví dụ: Công ty cổ phần Tập đoàn Truyền thông Đầu tư A được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty Cổ phần số: 0001080 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. Vốn điều lệ của CTCP Tập đoàn Truyền thông Đầu tư A là 10.000.0000.0000 (Mười tỷ đồng). Công ty A có 3 cổ đông sáng lập với cơ cấu cổ phần như sau:
STT |
Họ và tên |
Số cổ phần |
Giá trị (VNĐ) |
Loại cổ phần |
Tỷ lệ vốn góp |
1 |
Nguyễn Văn A |
500.000 |
5.000.000.000 |
CPPT |
50% |
2 |
Trần Văn B |
25.000 |
2.500.000.000 |
CTPT |
25% |
3 |
Phan Văn C |
20.000 |
2.000.000.000 |
CPPT |
20% |
4 |
Trịnh Thị D |
5.000 |
500.000.000 |
CTCP |
5% |
Sau khi công ty đi vào hoạt động 1 năm, bà Trịnh Thị D chuyển nhượng toàn bộ cổ phần thuộc quyền sở hữu cho ông Phan Văn C thông qua việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, với giá chuyển nhượng là 500.000.0000 đồng. Sau khi chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, bà D không còn là cổ đông của công ty.
Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hay cổ đông công ty cổ phần đều có quyền chuyển nhượng hoặc định đoạt phần vốn góp và cổ phần như các động sản thông thường (vì phần vốn góp và cổ phần là một loại động sản). Tuy nhiên khác với các loại động sản khác, giao dịch đối với chuyển nhượng phần vốn góp và cổ phần phải tuân thủ quyền ưu tiên cũng như hạn chế theo quy định của pháp luật tại Luật doanh nghiệp 2014 và Điều lệ của công ty.
Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền ưu tiên được chuyển nhượng phần vốn góp từ thành viên khác. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tuy nhiên phải ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên khác trong công ty trước khi bán cho bên thứ ba.
Cụ thể tại khoản 1 Điều 53 Luật doanh nghiệp 2014 như sau:
“1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 52, khoản 5 và khoản 6 Điều 54 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
a) Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
b) Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.”
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì:
+ Loại cổ phần được chuyển nhượng: Cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại;
+ Cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.
– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ một số trường hợp pháp luật quy định hay điều lệ công ty có quy định khác. Cụ thể theo quy định tại Điều 127 của Luật Doanh nghiệp năm 2020:
+ Trong 03 năm đầu tiên hoạt động (kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp), các cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần cho nhau; và nếu có nhu cầu chuyển nhượng cho một người khác không phải là cổ đông sáng lập nếu được Đại Hội đồng cổ đông đồng ý.
+ Sau thời hạn 3 năm đầu (như đã nêu trên), các cổ đông sáng lập của công ty được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cả người không phải là cổ đông công ty.
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần và công ty TNHH được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ chuyển nhượng vốn góp
Bước 3: Nhận giấy biên nhận
Bước 4: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ
Bước 5: Nộp thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng vốn góp
Bước 1: Ký hồ sơ chuyển nhượng trong nội bộ công ty
Bước 2: Nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần
Trong quá trình chuyển nhượng vốn trong hoạt động của Doanh nghiệp không thể tránh khỏi một vài vấn đề, dưới đây NPlaw xin cung cấp một số vấn đề sau:
Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp là 20% trên thu nhập tính thuế của mỗi lần chuyển nhượng theo khoản 1 Điều 17 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP.
Đối với công ty TNHH
Việc chuyển nhượng phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong công ty TNHH hai thành viên trở lên phải đáp ứng quy định tại Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020:
- Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
+ Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;
+ Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.
- Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.
Quy định về Chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp
- Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên công ty thì công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.
Đối với công ty Cổ phần
Việc chuyển nhượng cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong công ty cổ phần phải đáp ứng quy định tại Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020.
Khi đã đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 52 hoặc Điều 127 nêu trên, nhà đầu tư nước ngoài và cá nhân Việt Nam giao kết hợp đồng chuyển nhượng vốn (trừ trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán đối áp dụng theo luật chứng khoán).
Phạt chậm nộp tờ khai thuế TNCN chuyển nhượng vốn?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP: Quy định xử phạt hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định, cụ thể như sau:
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
d) Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.
Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều này.
Tình huống 1: A, B, C góp vốn thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên. A cam kết góp 1 tỷ đ bằng tiền mặt; B cam kết góp 500 tr đ bằng 1 ô-tô bốn chỗ; C góp 500 tr đ bằng tiền mặt. Sau khi đăng ký kinh doanh, A đã góp đủ 1 tỷ; B góp bằng 1 ô-tô Matiz giá khoảng 200 tr đ; C mới góp 300 tr đ thì Công ty đã bị tuyên bố phá sản. Giá trị tài sản còn lại của Công ty không đủ để trả nợ. Trách nhiệm của A, B, C như thế nào khi Công ty bị phá sản?
Tình huống 2: A và B góp vốn thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn. Do không có vốn nên khi thành lập Công ty B chỉ góp 5% vốn điều lệ. A góp 95%. Trong quá trình hoạt động, B dùng toàn bộ lợi nhuận được chia để tăng vốn góp. B chỉ giao khoản tiền góp vốn bổ sung cho kế toán mà không làm thủ tục với cơ quan đăng ký kinh doanh. Giữa A và B phát sinh tranh chấp phát sinh, B tự nguyện rút khỏi Công ty và yêu cầu A phải trả cho mình 30% giá trị tài sản của Công ty. Quyền lợi của B được giải quyết như thế nào?
Khi cần thực hiện liên quan đến hoạt động chuyển nhượng vốn trong Doanh nghiệp, quý khách có thể liên hệ trực tiếp đến NPlaw để được cung cấp thêm những thông tin hữu ích, giúp cho thủ tục được diễn ra nhanh chóng và dễ dàng. NPlaw luôn sẵn sàng hỗ trợ, tận tình giải đáp các thắc mắc khách hàng khi có nhu cầu liên quan đến vấn đề chuyển nhượng vốn doanh nghiệp.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn