CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Giáo dục ở Việt Nam luôn được ưu tiên, chú trọng phát triển hàng đầu hiện nay. Ngày càng nhiều doanh nghiệp giáo dục tư được mở ra với quy mô chất lượng đào tạo rất cao. Trong ngành này, Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và Pháp luật Việt Nam có những chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Vậy làm sao để hiểu thế nào là cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và những vấn đề liên quan xoay quanh về cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Thực trạng về cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang ngày càng phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Thực tế cho thấy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mang lại nhiều lợi ích cho cả học sinh và đất nước.

Thứ nhất, tăng cường chất lượng giáo dục: Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường đưa vào sử dụng các phương pháp, công nghệ giảng dạy tiên tiến, cùng với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao. Điều này giúp cải thiện chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và thị trường lao động.

Thứ hai, mở rộng nguồn học bổng: Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường có chính sách học bổng hấp dẫn, giúp cho các học sinh có cơ hội tiếp cận một giáo dục chất lượng cao mà không lo về khả năng tài chính của gia đình.

Thứ ba, tạo ra cơ hội việc làm: Đối với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp vào việc tạo ra cơ hội việc làm cho thanh niên, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp và đẩy mạnh phát triển kinh tế.

Thứ tư, giao lưu văn hóa và kiến thức: Việc có cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn giúp mở rộng giao lưu văn hóa và kiến thức, mang lại sự tương tác giữa học sinh Việt Nam và nền giáo dục quốc tế. Điều này không chỉ nâng cao kiến thức chung mà còn giúp trang bị cho học sinh một tầm nhìn toàn cầu hơn.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần phải được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo cho quốc gia không mất kiểm soát về giáo dục và đáp ứng đúng theo yêu cầu của thị trường lao động.

II. Tìm hiểu về cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 86/2018/NĐ-CP thì cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giáo dục do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, được phép sử dụng con dấu và tài khoản riêng.

 Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

2. Các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay

Các loại hình cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài theo Điều 28 Nghị định 86/2018/NĐ-CP gồm:

+ Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.

+ Cơ sở giáo dục mầm non.

+ Cơ sở giáo dục phổ thông (trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học).

+ Cơ sở giáo dục đại học.

+ Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

III. Quy định pháp luật về cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

1. Điều kiện thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Điều kiện thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Điều 9 Nghị định 15/2019/NĐ-CP (bổ sung Nghị định 24/2022/NĐ-CP) như sau:

- Có đề án thành lập phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam.

- Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư).

- Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000m2; trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị hoặc 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị; trường cao đẳng là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị hoặc 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.

- Trường hợp địa điểm xây dựng cơ sở vật chất của trường trung cấp, trường cao đẳng vừa có diện tích đất sử dụng tại khu vực đô thị vừa có diện tích đất sử dụng tại khu vực ngoài đô thị thì thực hiện quy đổi diện tích đất theo tỷ lệ tương ứng giữa đất khu vực đô thị với đất khu vực ngoài đô thị là 1:2.

*Vốn đầu tư thành lập bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau:

- Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 (năm) tỷ đồng;

- Đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 (năm mươi) tỷ đồng;

- Đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 (một trăm) tỷ đồng.

- Chương trình đào tạo:

- Chương trình đào tạo dự kiến phải đáp ứng các yêu cầu:

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014;

- Không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng;

- Không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; 

- Không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy chương trình đào tạo của Việt Nam; chương trình đào tạo của nước ngoài trong khuôn khổ các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định;

- Các môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam theo học các chương trình đào tạo của nước ngoài trong các trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

 Quy định về đặt tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

2. Quy định về đặt tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Đặt tên cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài theo Điều 29 Nghị định 86/2018/NĐ-CP như sau:

- Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động dưới hình thức trường hoặc trung tâm và được đặt tên theo quy định sau:

- Đối với trường, tên phải bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: “Trường”, “Cấp học hoặc trình độ đào tạo” và tên riêng;

- Đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, tên phải bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: “Trung tâm giáo dục hoặc đào tạo”, “Ngành hoặc nhóm ngành đào tạo chính” và tên riêng;

- Đối với phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì tên phải bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: “Phân hiệu”, “Tên cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài” và “tại tỉnh, thành phố”.

- Tên riêng của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cơ sở giáo dục đã đăng ký, với tên của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

- Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài có tên giao dịch bằng tiếng Việt và tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (hoặc bằng một ngôn ngữ nước ngoài thông dụng khác) với nội dung tương đương.

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định việc đặt tên một số cơ sở giáo dục mang tính đặc thù.

3. Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 12  Nghị định 15/2019/NĐ-CP (bổ sung Nghị định 24/2022/NĐ-CP) là 01 bộ, bao gồm:

  1. Văn bản đề nghị cho phép thành lập theo Mẫu 1A tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 15/2019/NĐ-CP (bổ sung Nghị định 24/2022/NĐ-CP);
  2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư);
  3. Đề án thành lập theo Mẫu 1B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 15/2019/NĐ-CP;
  4. Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất để xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kèm theo bản sao biên lai (nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất) hoặc minh chứng đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định.

Bản sao hợp đồng thuê cơ sở vật chất gắn liền với đất còn thời hạn ít nhất là 05 năm kể từ ngày gửi hồ sơ đối với trường hợp thuê cơ sở vật chất gắn liền với đất và giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu của bên cho

- Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng các công trình kiến trúc xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành, nghề, quy mô, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho hoạt động học tập và giảng dạy.”.

- Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính theo mức quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 15/2019/NĐ-CP như sau:

- Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 (năm) tỷ đồng;

- Đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 (năm mươi) tỷ đồng;

- Đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 (một trăm) tỷ đồng.

IV. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

1. Thẩm quyền cấp phép Thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài?

Theo Điều 40 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cho phép thành lập như sau:

- Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ đề nghị.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông, trừ cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Thời gian cấp phép giấy phép cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao lâu?

Thời hạn hoạt động cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài theo Khoản 3 Điều 42 Nghị định 86/2018/NĐ-CP như sau:

“Sau thời hạn 02 năm đối với cơ sở giáo dục quy định tại khoản 2 và 3 Điều 28; 04 năm đối với cơ sở giáo dục quy định tại khoản 4 Điều 28 kể từ ngày quyết định cho phép thành lập có hiệu lực, nếu cơ sở giáo dục không được cho phép hoạt động giáo dục thì quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục hết hiệu lực.”

Như vậy, thời gian cấp phép giấy phép cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 02 đến 04 năm tùy từng loại hình cơ sở giáo dục.

3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đổi tên như thế nào?

Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 15/2019/NĐ-CP về đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, theo đó quy định:

- Hồ sơ đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 01 bộ, bao gồm: Văn bản đề nghị đổi tên của tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đại diện hợp pháp của những người góp vốn thành lập theo Mẫu 2H tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

- Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cho phép đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

+ Tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đại diện hợp pháp của những người góp vốn thành lập đề nghị đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính của trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan quy định tại điểm a khoản này trình người có thẩm quyền theo quy định tại điểm c khoản này quyết định cho phép đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo mẫu số 21 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không quyết định cho phép đổi tên thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

+ Người có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 13 Nghị định này thì có quyền quyết định cho phép đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

+ Công khai và gửi quyết định cho phép đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

+ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công khai quyết định cho phép đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định cho phép đổi tên trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gửi quyết định đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính hoặc phân hiệu để theo dõi, quản lý.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định cho phép đổi tên trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) để theo dõi, quản lý.

-Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sau khi đổi tên được tiếp tục tổ chức đào tạo các ngành, nghề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

V. Vấn đề liên quan đến cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nên liên hệ với Luật sư không? Liên hệ như thế nào?

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan

A PHP Error was encountered

Severity: Core Warning

Message: PHP Startup: Unable to load dynamic library 'pdo_mysql.so' (tried: /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so: cannot open shared object file: No such file or directory), /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so: cannot open shared object file: No such file or directory))

Filename: Unknown

Line Number: 0

Backtrace: