CUNG CẤP DỊCH VỤ TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ G2, G3, G4

Kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử là một trong các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp cần xin giấy phép kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng mới được phép cung cấp dịch vụ này. Hiện nay, Bộ Thông tin và truyền thông là đơn vị có thẩm quyền cấp phép kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử. Vậy làm sao để hiểu thế nào là cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 và những vấn đề liên quan xoay quanh về cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Nhu cầu kinh doanh dịch vụ cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4

Ngày càng tăng cao do nhu cầu giải trí và thư giãn của người dân ngày càng tăng. Dịch vụ cung cấp trò chơi điện tử không chỉ thu hút giới trẻ mà còn được nhiều người lớn yêu thích. Các trò chơi G2, G3, G4 mang đến trải nghiệm giải trí độc đáo và hấp dẫn, từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh lớn cho những ai muốn đầu tư vào lĩnh vực này.

Lợi ích của việc cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4

  • Tạo ra nguồn thu nhập ổn định và lớn từ việc cung cấp dịch vụ giải trí cho khách hàng.
  • Thu hút đối tượng khách hàng rộng lớn từ các độ tuổi, giới tính.
  • Nâng cao uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp trong lĩnh vực giải trí.
  • Tạo ra môi trường vui chơi, giải trí cho cộng đồng, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch và giải trí tại địa phương.

Cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 là một cơ hội kinh doanh hấp dẫn và tiềm năng trong thời đại hiện nay. Việc đầu tư vào lĩnh vực này không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn đem lại nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp. Với chiến lược kinh doanh phù hợp và sự nỗ lực, chắc chắn sẽ tạo ra sự thành công trong việc kinh doanh dịch vụ giải trí này.

II. Quy định pháp luật về kinh doanh cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4

1. Cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 là gì?

Trò chơi G2 là trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp;

Trò chơi G3 là trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp;

Trò chơi G4 là trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ trò chơi G2, G3, G4 khi có Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và thông báo cung cấp dịch vụ đối với từng trò chơi điện tử.

Cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 là gì?

2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 phải đáp ứng những điều kiện gì?

Căn cứ Điều 33 Nghị định 72/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP quy định về đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi G2, G3, G4 như sau:

“1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, có ngành nghề cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng đã được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

2. Đã đăng ký tên miền sử dụng để cung cấp dịch vụ trong trường hợp cung cấp dịch vụ trên Internet.

3. Điều kiện về nhân sự cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử bao gồm:

a) Có trụ sở chính với địa chỉ và số điện thoại liên hệ rõ ràng;

b) Có đội ngũ nhân sự quản trị trò chơi điện tử phù hợp quy mô hoạt động và loại hình cung cấp dịch vụ.

4. Có đủ khả năng tài chính để cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phù hợp với quy mô hoạt động.

5. Điều kiện về kỹ thuật cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 bao gồm:

a) Hệ thống quản lý thanh toán cho các trò chơi điện tử (nếu có) của doanh nghiệp phải đặt tại Việt Nam và kết nối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán của Việt Nam, bảo đảm tính chính xác, đầy đủ và cho phép người chơi có thể tra cứu được thông tin chi tiết về tài Khoản thanh toán của mình;

b) Có phương án bảo đảm chất lượng dịch vụ và quyền lợi của người chơi;

c) Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.

Trên đây là điều kiện về đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi  G2, G3, G4.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 phải đáp ứng những điều kiện gì?

3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 bao gồm các tài liệu được quy định tại Khoản 30 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, cụ thể như sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử theo Mẫu số 19 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Bản sao hợp lệ bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao đối chiếu với bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận, giấy phép tương đương hợp lệ khác được cấp trước ngày có hiệu lực của Luật đầu tư số 67/2014/QH13 và Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13).
  • Văn bản xác nhận sử dụng tên miền hợp pháp đối với tên miền quốc tế.
  • Đề án cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử đáp ứng các quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều 33 Nghị định này, bao gồm các nội dung sau đây:
  • Kế hoạch cung cấp dịch vụ, nhân sự, tài chính phù hợp với quy mô hoạt động;
  • Sơ đồ tổng thể hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ, địa điểm đặt hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ và kết nối mạng;
  • Thông tin về thiết bị cung cấp dịch vụ cả Phần chính và dự phòng bao gồm: Tên, chức năng, cấu hình;
  • Thông tin chi tiết về phương thức, phạm vi cung cấp dịch vụ: Mạng Internet (địa chỉ EP, tên miền), mạng viễn thông di động (dự kiến kênh phân phối trò chơi);
  • Các hình thức thanh toán dịch vụ, các loại thẻ thanh toán và doanh nghiệp hợp tác trong việc thanh toán dịch vụ (tên doanh nghiệp, loại hình thanh toán);
  • Biện pháp bảo đảm chất lượng dịch vụ và quyền lợi của người chơi.

III. Giải đáp một số câu hỏi về cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4

1. Thời hạn giải quyết hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4

Theo Khoản 2 Điều 33 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 33a Nghị định 27/2018/NĐ-CP thì Thời hạn giải quyết hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 được quy định: Trong thời hạn không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử cho doanh nghiệp theo Mẫu số 20 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do từ chối.”

Nhu vậy,Thời hạn giải quyết hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 là không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

2. Không xin Giấy chứng nhận đăng ký mà đã cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 bị xử lý như nào?

Theo điểm a khoản 6, điểm c Khoản 8, Khoản 9 Điều 103 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì Không xin Giấy chứng nhận đăng ký mà đã cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 bị xử lý như sau:

“6. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2 hoặc G3 hoặc G4 khi không có Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng;

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 6 và 7 Điều này;

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 6 và 7 Điều này;

b) Buộc thu hồi tên miền do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5, các khoản 6 và 7 Điều này.”

Như vậy, không xin Giấy chứng nhận đăng ký mà đã cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 bị xử phạt 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, đồng thời bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được và buộc thu hồi tên miền do thực hiện hành vi vi phạm.

3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 có những quyền và nghĩa vụ gì?

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử được quy định tại Điều 34 Nghị định 72/2013/NĐ-CP như sau: 

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Được thuê đường truyền dẫn của doanh nghiệp viễn thông để kết nối hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ đến mạng viễn thông công cộng;
  • Có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
  • Thiết lập trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử bao gồm đầy đủ các thông tin sau đây:
  • Phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi đối với từng trò chơi;
  • Quy tắc của từng trò chơi điện tử;
  • Các quy định quản lý thông tin, quản lý hoạt động của trò chơi điện tử;
  • Các quy tắc về giải quyết khiếu nại, tranh chấp quyền lợi phát sinh giữa người chơi và doanh nghiệp, giữa người chơi với người chơi.
  • Áp dụng các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của trò chơi do doanh nghiệp cung cấp, bao gồm:
  • Cung cấp thông tin về trò chơi đã thông báo theo quy định đối với trò chơi G2, G3, G4 trong các chương trình quảng cáo, trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và trong từng trò chơi bao gồm tên trò chơi, phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi và khuyến cáo về những tác động ngoài mong muốn về thể chất, tinh thần có thể xảy ra đối với người chơi;
  • Bảo đảm quyền lợi chính đáng của người chơi theo đúng quy tắc của trò chơi điện tử đã công bố; chịu trách nhiệm về giá cước, chất lượng dịch vụ, an toàn thông tin; giải quyết khiếu nại và các tranh chấp phát sinh giữa người chơi và doanh nghiệp, giữa người chơi với người chơi;
  • Tuân thủ quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông về vật phẩm ảo (hình ảnh đồ họa của một đồ vật, một nhân vật theo quy tắc nhất định do nhà sản xuất trò chơi điện tử đó thiết lập) và điểm thưởng (hình thức thưởng tương đương cách tính điểm mà người chơi nhận được trong quá trình tham gia trò chơi điện tử trên mạng);
  • Trường hợp ngừng cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử, phải thông báo trên trang thông tin điện tử cung cấp trò chơi điện tử tối thiểu 90 ngày trước ngày dự kiến ngừng cung cấp dịch vụ; có các giải pháp bảo đảm quyền lợi của người chơi; báo cáo bằng văn bản với Bộ Thông tin và Truyền thông về các nội dung này 15 ngày trước ngày chính thức ngừng cung cấp dịch vụ;
  • Triển khai các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý nội dung hội thoại giữa các người chơi theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
  • Không được quảng cáo trò chơi điện tử chưa thông báo theo quy định đối với trò chơi G2, G3 và G4 trên các diễn đàn, trang thông tin điện tử của tổ chức, doanh nghiệp, các loại hình báo chí và phương tiện thông tin đại chúng khác;
  • Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
  • Chịu sự thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan