Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì việc mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các nước được chú trọng và khuyến khích phát triển. Trong đó, đại diện thương mại quốc tế là hình thức phổ biến trong hoạt động thương mại quốc tế. Vậy đại diện thương mại quốc tế là gì? Quyền và nghĩa vụ của người đại diện thương mại quốc tế được quy định như thế nào? Hãy cùng NPlaw tìm hiểu thông qua các nội dung dưới đây.
Đại diện thương mại quốc tế là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên đại diện nhận ủy quyền từ bên giao đại diện để thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế theo yêu cầu của bên giao đại diện và nhận thù lao từ việc làm đại diện thương mại quốc tế của mình. Trong đó hoạt động thương mại quốc tế được hiểu là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia với nhau.
Các hình thức đại diện được quy định hiện nay gồm:
- Đại diện theo pháp luật: việc đại diện theo pháp luật được quy định cụ thể trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong điều lệ của doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật trong trường hợp này đại diện cho tổ chức thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế nhằm mang lại lợi nhuận cho công ty.
- Đại diện theo ủy quyền: trong trường hợp này thì bên giao đại diện có thể ủy quyền cho bên đại diện để thực hiện hoạt động thương mại quốc tế, hợp đồng đại diện phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hiện nay có 02 hình thức đại diện đó chính là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền để thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế.
Người đại diện thương mại quốc tế là bên trung gian kết nối giữa doanh nghiệp và các bên có liên quan, khách hàng với nhau. Người đại diện thương mại quốc tế đóng vai trò trong việc tìm kiếm nguồn khách hàng, giới thiệu, tư vấn sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp cho đối tác làm ăn. Bên cạnh đó, người đại diện thương mại quốc tế còn đại diện cho doanh nghiệp trong quá trình đàm phán để ký kết hợp đồng.
Ngoài việc đại diện cho doanh nghiệp trong quá trình đàm phán hợp đồng thì người đại diện thương mại quốc tế còn có các vai trò khác như tiếp thị sản phẩm, định giá,... với mục đích phát triển hoạt động kinh doanh, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Quyền và nghĩa vụ của người đại diện thương mại quốc tế được quy định cụ thể như sau:
Người đại diện thương mại quốc tế có các nghĩa vụ dưới đây:
- Thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại diện;
- Thông báo cho bên giao đại diện về cơ hội và kết quả thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế đã được uỷ quyền;
- Tuân thủ chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó không vi phạm quy định của pháp luật;
- Không được thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại diện;
- Không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế của bên giao đại diện trong thời gian làm đại diện và trong thời hạn hai năm, kể từ khi chấm dứt hợp đồng đại diện;
- Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hoạt động đại diện.
Bên cạnh các nghĩa vụ nêu trên thì người đại diện thương mại quốc tế có quyền được hưởng thù lao tương xứng từ việc đại diện của mình.
Theo quy định của pháp luật thì thời hạn đại diện do các bên thỏa thuận với nhau trong hợp đồng đại diện thương mại quốc tế. Do đó, khi hết thời hạn do các bên thỏa thuận thì việc đại diện thương mại quốc tế sẽ chấm dứt.
Trường hợp nếu các bên không có thỏa thuận thì việc chấm dứt đại diện thương mại quốc tế khi bên giao đại diện thông báo cho bên đại diện về việc chấm dứt hợp đồng đại diện thương mại quốc tế hoặc bên đại diện thông báo cho bên giao đại diện về việc chấm dứt hợp đồng.
Để trở thành đại diện thương mại quốc tế cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật: người đại diện thương mại quốc tế phải từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Không thuộc các đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp gồm:
+ Cán bộ, công chức, viên chức.
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước.
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định.
+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Như vậy, để trở thành đại diện thương mại quốc tế cần phải đáp ứng các điều kiện về độ tuổi, năng lực hành vi dân sự và không thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định của pháp luật.
NPlaw xin phép giải đáp một số thắc mắc liên quan đến đại diện thương mại quốc tế như sau:
Thời hạn đại diện thương mại quốc tế do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, khi hết thời hạn nêu trên thì hợp đồng sẽ chấm dứt. Trường hợp nếu các bên muốn tiếp tục thực hiện đại diện thì phải gia hạn thêm thời gian của hợp đồng để tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Người đại diện thương mại quốc tế có trách nhiệm nhân danh bên giao đại diện để thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế. Do đó, trường hợp nếu có sai sót trong quá trình thực hiện hợp đồng đại diện thương mại quốc tế mà lỗi do người đại diện gây ra thì người đại diện phải chịu trách nhiệm do sai sót của mình.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và soạn thảo các văn bản liên quan đến đại diện thương mại quốc tế với quy trình, công việc thực hiện gồm:
- Tiếp nhận các thông tin, tài liệu liên quan đến hợp đồng đại diện thương mại quốc tế.
- Hướng dẫn các bên có liên quan đến đại diện thương mại quốc tế chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ để đàm phán, ký kết hợp đồng và thực hiện các thủ tục có liên quan đến hợp đồng đại diện thương mại quốc tế.
- Hỗ trợ quý khách hàng soạn thảo hợp đồng đại diện thương mại quốc tế và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tư vấn các vấn đề khác có liên quan đến đại diện thương mại quốc tế,...
Trên đây là các nội dung mà NPlaw muốn gửi tới quý khách hàng về đại diện thương mại quốc tế. Nếu khách hàng có thắc mắc về các vấn đề trên hoặc các nội dung khác thì liên hệ ngay với NPlaw để được hỗ trợ kịp thời. Xin chân thành cảm ơn!
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn