ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Mỗi kiểu dáng công nghiệp mới được ra đời là kết quả của sự sáng tạo và là tài sản hết sức có giá trị nhưng đôi khi chủ sở hữu lại bỏ qua bước đăng ký xác lập quyền sở hữu đối với tài sản hết sức quý giá này, dẫn đến việc bị các tổ chức, cá nhân khác sao chép, gây thiệt hại cho chủ sở hữu. Với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp cũng như tìm hiểu tổng thể các điều kiện, cách thức đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú xin hướng dẫn chi tiết về việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp như sau

ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là việc tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu của kiểu dáng công nghiệp nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?

VÌ SAO PHẢI ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP?

- Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp là cơ sở để khẳng định quyền của chủ sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp trước các tổ chức, cá nhân khác, giúp chủ sở hữu dễ dàng chứng minh quyền sở hữu khi xảy ra tranh chấp. Nếu doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường mà chưa tiến hành đăng ký bảo hộ thì rất dễ bị các đối thủ cạnh tranh trên thị trường sao chép, bắt chước. Nếu bị các đối tượng bắt chước đó làm thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trước thì doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chứng minh quyền sở hữu của mình đối với kiểu dáng công nghiệp và đòi lại quyền lợi hợp pháp.

- Chủ sở hữu Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được độc quyền khai thác, sử dụng kiểu dáng công nghiệp trong thời hạn bảo hộ, có quyền ngăn cấm người khác sử dụng và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý các hành vi xâm phạm. Qua đó, doanh nghiệp có thể bù đắp các chi phí đầu tư về vật chất và trí tuệ và được hưởng lợi nhuận từ việc khai thác thành quả sáng tạo của mình, và có thể tái đầu tư cho hoạt động sáng tạo.

- Nếu chủ sở hữu Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp không tự khai thác, sử dụng kiểu dáng công nghiệp vào mục đích sản xuất kinh doanh thì có thể chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp cho tổ chức, cá nhân khác để mang lại nguồn thu cho chủ sở hữu. Ngoài ra, chủ sở hữu Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp còn có thể dùng kiểu dáng công nghiệp để góp vốn đầu tư với các tổ chức, cá nhân khác.

- Kiểu dáng công nghiệp tăng thêm giá trị cho sản phẩm của doanh nghiệp. Nó làm cho sản phẩm hấp dẫn và thu hút khách hàng. Vì vậy, bảo hộ các kiểu dáng công nghiệp có giá trị quyết định trong chiến lược kinh doanh của bất kỳ nhà sản xuất hay doanh nghiệp nào. Kiểu dáng công nghiệp giúp doanh nghiệp tăng uy tín, góp phần lớn cho mục tiêu gây dựng hình ảnh của doanh nghiệp nhờ sự gắn kết của doanh nghiệp với một kiểu dáng cụ thể của sản phẩm.

HƯỚNG DẪN TRA CỨU KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP ĐÃ ĐĂNG KÝ HAY CHƯA?

- Nguồn tra cứu: Có rất nhiều nguồn để tra cứu, tại Việt Nam thì chúng ta có thể sử dụng Cơ sở dữ liệu điện tử của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc các cơ quan Sở hữu trí tuệ các nước, Google Images, Bing Images, sách báo, tạp chí, …

- Phương pháp tra cứu: Theo phân loại locarno, tên kiểu dáng, tên của người nộp đơn,…

- Cách thức tra cứu: Khi đã truy cập được vào website tra cứu, bạn tạo truy vấn tìm kiếm cho kiểu dáng công nghiệp, các trường tra cứu gồm có:

+ Tên kiểu dáng công nghiệp;

+ Phân loại Locarno;

+ Tên chủ văn bằng;

+ Số đơn,…

Tùy vào nhu cầu và mức độ cần thiết thì chúng ta chọn các trường tra cứu tương ứng. Kết quả Tra cứu bao gồm các dữ liệu về kiểu dáng tương ứng với các trường đã chọn, bao gồm Tổng số kết quả tìm được và Bảng mô tả chi tiết từng kết quả tìm kiếm được.

VÌ SAO PHẢI ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP?

ĐĂNG KÝ ĐỘC QUYỀN KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở đâu?

Hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại:

- Trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ: Số 384-386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội

- Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 - 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

- Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Tra cứu khả năng đăng ký bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp

- Bước 2: Soạn thảo hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

- Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

- Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hồ sơ đăng ký.

- Bước 5: Cục Sở hữu trí tuệ cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:

- 02 Tờ khai đăng ký;

- 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;

- 04 Bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp;

- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua 01 công ty đại diện sở hữu công nghiệp);

- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó từ người khác);

- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên);

- Chứng từ nộp phí, lệ phí (nếu gửi hồ sơ đăng ký qua đường bưu điện).

Phí bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Các chi phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm: Phí, lệ phí nhà nước và thù lao dịch vụ pháp lý. Trong đó, phí và lệ phí nhà nước gồm:

-  Lệ phí nộp đơn;

-  Phí công bố đơn;

-  Phí tra cứu phục vụ thẩm định;

-  Phí thẩm định đơn;

-  Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ;

-  Phí công bố thông tin văn bằng bảo hộ được cấp;

-  Phí đăng bạ thông tin văn bằng bảo hộ được cấp.

Phí, lệ phí nhà nước phải nộp sẽ phụ thuộc vào số lượng phương án của từng sản phẩm đăng ký bảo hộ.

TRANH CHẤP KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP XẢY RA KHI NÀO?

Tranh chấp kiểu dáng công nghiệp xảy ra khi có hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp, cụ thể như sau:

- Sử dụng kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó trong thời hạn hiệu lực của Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp mà không được phép của chủ sở hữu.

- Sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời đối với kiểu dáng công nghiệp.

TRANH CHẤP KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP XẢY RA KHI NÀO?

VI PHẠM KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp của người khác thì tùy vào giá trị hàng hóa vi phạm mà có thể bị phạt tiền đến 250 triệu đồng, bị đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng.

Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả gồm: Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm; buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú, với đội ngũ luật sư tận tâm và có nhiều kinh nghiệm,  chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký, xử lý các hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp. Các dịch vụ của Công ty Luật TNHH Ngọc Phú trong lĩnh vực này bao gồm:

- Tư vấn trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp;

- Tra cứu khả năng đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp;

- Soạn thảo hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp;

- Đại diện cho chủ đơn phản hồi các khiếu nại, văn bản của bên thứ 3 và Cục Sở hữu trí tuệ trong quá trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp;

- Tư vấn xử lý các hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp.


Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Trụ sở chính: 139H4 Lý Chính Thắng, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Chi nhánh Hà Nội: Tầng 10, Tòa nhà Ford Thăng Long, 105 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Chi nhánh Nha Trang: Số 3M, tầng trệt chung cư CT2, khu đô thị VCN Phước Hải, đường Tố Hữu, phường Phước Hải, TP.Nha Trang, Khánh Hòa.

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan