Hiện nay, việc đầu tư phát triển giáo dục mầm non đã và đang là nhu cầu bức thiết của xã hội.. Vậy làm sao để hiểu thế nào là đầu tư thành lập cơ sở giáo dục mầm non và những vấn đề liên quan xoay quanh về đầu tư thành lập cơ sở giáo dục mầm non như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Hiện nay, việc đầu tư và thành lập cơ sở giáo dục mầm non đang ngày càng phát triển và được quan tâm tại Việt Nam. Các chính sách hỗ trợ và khuyến khích công tác giáo dục mầm non từ phía chính phủ cũng đã được đưa ra để nâng cao chất lượng giáo dục tại các cơ sở này. Tuy nhiên, thực trạng đầu tư và thành lập cơ sở giáo dục mầm non còn tồn tại một số vấn đề như:
- Sự thiếu hụt về cơ sở vật chất: nhiều cơ sở giáo dục mầm non vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, phòng học, sân chơi, đồ chơi…
- Đội ngũ giáo viên chưa đủ chất lượng: việc tuyển chọn và đào tạo đội ngũ giáo viên chất lượng vẫn còn là một thách thức lớn.
- Thủ tục hành chính phức tạp: quy trình và thủ tục để thành lập cơ sở giáo dục mầm non vẫn còn khá phức tạp, gây khó khăn cho các nhà đầu tư.
- Chi phí đầu tư cao: việc đầu tư để xây dựng, trang bị cơ sở vật chất, tuyển dụng đội ngũ giáo viên chất lượng… đòi hỏi một số vốn không nhỏ.
- Cạnh tranh gay gắt: sự cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục mầm non ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở các thành phố lớn.
Tóm lại, mặc dù có sự quan tâm và sự hỗ trợ từ phía chính phủ, thực trạng đầu tư và thành lập cơ sở giáo dục mầm non vẫn còn nhiều thách thức cần được giải quyết để nâng cao chất lượng và hiệu quả của ngành giáo dục mầm non tại Việt Nam.
Theo điều 3 Nghị định mới 46/2017/NĐ-CP Về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục quy định về Điều kiện thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập; cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục như sau:
- Có đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.
Theo Điều 36 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về cơ sở vật chất, thiết bị đối với cơ sở giáo dục mầm non như sau:
-Trường tập trung tại một địa điểm, có môi trường tốt. Diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định trên cơ sở số nhóm lớp, số trẻ với bình quân ít nhất 08 m2/trẻ đối với khu vực thành phố, thị xã và 12m2/trẻ đối với khu vực nông thôn;
- Có phòng học, phòng ngủ của trẻ và các phòng chức năng phù hợp về diện tích, ánh sáng, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng chăm sóc và giáo dục trẻ;
- Có văn phòng nhà trường, phòng ban giám hiệu, phòng hành chính quản trị, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên phù hợp về diện tích, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ;
- Có hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, phòng vệ sinh phù hợp, có thiết bị vệ sinh bảo đảm an toàn, sạch sẽ, đáp ứng mọi sinh hoạt của trường;
- Có nhà bếp được tổ chức theo quy trình hoạt động một chiều với các thiết bị, đồ dùng phù hợp, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nếu trường tổ chức nấu ăn cho trẻ;
- Có sân chơi, tường bao quanh khu vực trường, có cổng trường với biển trường ghi rõ tên trường theo quy định tại Điều 29 Nghị định này;
Trong khu vực trường có cây xanh. Toàn bộ các thiết kế xây dựng và trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của trường phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ.
Dịch vụ giáo dục mầm non có vốn đầu tư nước ngoài không được cam kết trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam khi tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Tuy nhiên việc Trường mầm non là một trong những loại hình Cơ sở giáo dục được phép có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Điều 28 Nghị định 86/2018/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài mà không bị hạn chế về tỷ lệ vốn góp:
“Điều 28. Loại hình cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
2. Cơ sở giáo dục mầm non.”.
Như vậy, Trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài được phép thành lập tại Việt Nam theo quy định của Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
Trình tự cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non được quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 86/2018/NĐ-CP như sau:
“Trình tự cho phép thành lập
...
3. Việc cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) Cấp quyết định cho phép thành lập;
c) Cấp quyết định cho phép hoạt động giáo dục và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp phép.
…”
Theo đó, việc cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non được thực hiện theo trình tự sau:
+ Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
+ Cấp quyết định cho phép thành lập.
+ Cấp quyết định cho phép hoạt động giáo dục và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp phép.
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 46/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP) quy định thủ tục để trường mầm non hoạt động giáo dục như sau:
"2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục;
b) Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
c) Danh sách cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt gồm hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; danh sách đội ngũ giáo viên, trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ với từng cán bộ quản lý, giáo viên;
d) Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non;
đ) Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiện theo quy định;
e) Các văn bản pháp lý: xác nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê trụ sở trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ với thời hạn tối thiểu 05 năm; xác nhận về số tiền hiện có do trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp và cam kết sẽ chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng và chi phí cho các hoạt động thường xuyên của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ sau khi được cho phép hoạt động giáo dục; phương án huy động vốn và cân đối vốn tiếp theo để bảo đảm duy trì ổn định hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ trong giai đoạn 05 năm, bắt đầu từ khi được tuyển sinh;
g) Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ."
Như vậy, thành lập trường mầm non cần chuẩn bị hồ sơ gồm tờ trình đề nghị thành lập; Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ và trình tự thực hiện tuân theo quy định đã nêu ở trên. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định thành lập trường mầm non.
1. Đầu tư thành lập cơ sở giáo dục mầm non cần phải đạt vốn đầu tư bao nhiêu?
Suất đầu tư tối thiểu của dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục mầm non có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại khoản 1, khoản 6 Điều 35 Nghị định 86/2018/NĐ-CP như sau:
“Vốn đầu tư
1. Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục mầm non phải có suất đầu tư ít nhất là 30 triệu đồng/trẻ (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất. Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn.
2. Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục phổ thông phải có suất đầu tư ít nhất là 50 triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất, nhưng không thấp hơn 50 tỷ đồng.
3. Dự án đầu tư thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn phải có suất đầu tư ít nhất là 20 triệu đồng/học viên (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất.
4. Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học phải có tổng số vốn đầu tư tối thiểu là 1.000 tỷ đồng (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là chủ đầu tư dự án thực hiện việc chứng minh khả năng tài chính theo quy định của Luật đầu tư. Đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập trường đại học, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng.
5. Dự án đầu tư xin thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải có vốn đầu tư tối thiểu là 250 tỷ đồng (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập phân hiệu trường đại học, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 150 tỷ đồng.
6. Đối với các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc do bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% các mức quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.”
Theo quy định trên, dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục mầm non phải có suất đầu tư ít nhất là 30 triệu đồng/trẻ (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất.
Đối với các cơ sở giáo dục mầm non có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc do bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% mức trên.
2. Thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non
Theo Điều 52 Luật Giáo dục 2019 quy định về thẩm quyền, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường như sau:
“(1) Thẩm quyền thành lập trường công lập và cho phép thành lập trường dân lập, trường tư thục được quy định như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung cấp trên địa bàn tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản này.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định đối với trường trung cấp trực thuộc.
d) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đối với trường dự bị đại học, cao đẳng sư phạm và trường trực thuộc Bộ; trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị;
- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định đối với trường cao đẳng, trừ trường cao đẳng sư phạm.
- Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với cơ sở giáo dục đại học.
(2) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học. Thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường ở các cấp học, trình độ đào tạo khác thực hiện theo quy định của Chính phủ.
(3) Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường có thẩm quyền thu hồi quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường. Người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục.”
Trường hợp sáp nhập giữa các nhà trường không do cùng một cấp có thẩm quyền thành lập thì cấp có thẩm quyền cao hơn quyết định; trường hợp cấp có thẩm quyền thành lập ngang nhau thì cấp có thẩm quyền ngang nhau đó thỏa thuận quyết định.
Ngoài ra khoản 1 Điều 4 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định thành lập trường mầm non.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề đầu tư thành lập cơ sở giáo dục mầm non. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn