Việt Nam là quốc gia nổi tiếng với nền nông nghiệp lâu đời, phong phú các loại nông sản từ các địa phương. Tuy nhiên, nông sản Việt Nam chưa được khẳng định được giá trị sản phẩm trên thị trường, cũng như trong lòng người tiêu dùng. Vì người làm nông chỉ quan tâm tới việc sản xuất và thu lợi nhuận, chưa ý thức được việc tạo một thương hiệu riêng nhằm khẳng định sự uy tín, chất lượng của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
Cách tạo dấu ấn riêng tối ưu nhất là bằng công cụ pháp luật, bằng việc bảo hộ sản phẩm theo chỉ dẫn địa lý. Một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao giá trị cho nông sản Việt đặc biệt trên thị trường quốc tế.
Vậy chỉ dẫn địa lý là gì? Chỉ dẫn địa lý của sản phẩm là gì? Chỉ dẫn địa lý của nông sản là gì?
Căn cứ theo khoản 22 Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ: “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.”
Nhìn chung thì chỉ dẫn địa lý của sản phẩm, nông sản, hay đặc sản địa phương là cách để chỉ dẫn sản phẩm đó xuất phát từ đâu, sản xuất, chế biến ở đâu, cũng như khẳng định uy tín, chất lượng của sản phẩm. Chính vì yếu tố này, các sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý sẽ dễ dàng nổi bật hơn, có giá trị hơn các sản phẩm tương tự trên thị trường. Bên cạnh đó, việc áp dụng bảo hộ chỉ dẫn địa lý còn giúp ngăn ngừa và chống lại các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, làm suy giảm uy tín và danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý của địa phương, khu vực, quốc gia đó.
Vì vậy, để một sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý cũng không dễ dàng, các sản phẩm phải có danh tiếng, và chất lượng, đặc tính của sản phẩm phải do điều kiện tự nhiên của vùng đó mang lại, cụ thể như sau:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 81 Luật sở hữu trí tuệ:
“Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.”
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 81 Luật sở hữu trí tuệ:
“ Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hóa học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.”
Căn cứ Điều 82 Luật sở hữu trí tuệ:
“Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác.
Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.”
Nhằm giúp Khách hàng hiểu được cụ thể, chi tiết hơn về các sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, NPLAW sẽ dẫn chứng một số ví dụ về chỉ dẫn địa lý là gì?
Chỉ dẫn địa lý hiểu theo cách nói thông thường là tên gọi sản phẩm, hàng hoá được gắn liền với nguồn gốc, xuất sứ, nơi tạo ra của sản phẩm, hàng hoá. Theo danh sách cập nhật các chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ tại Việt Nam tháng 10/2021 do Cục sở hữu trí tuệ công bố có 110 chỉ dẫn địa lý. Bên cạnh đó các quốc gia khác có thể đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam như: Rượu Pisco của nước Cộng Hoà Peru, Rượu Scoth whisky của Anh quốc, đường thốt nốt Kampong Speu của Vương quốc Campuchia.
Căn cứ vào Điều 8 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức nước ngoài là chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo quy định pháp luật của nước xuất xứ có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý đó tại Việt Nam.
Một số tỉnh thành có thể đăng ký bảo hộ cho trên 2 sản phẩm chỉ dẫn địa lý của địa phương mình. Ví như Bến Tre có 5 chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ, cụ thể như sau:
Ý nghĩa của bảo hộ chỉ dẫn địa lý là vô cùng quan trọng đã được chứng thực trên thực tế, đó là giá trị và uy tín của nhiều sản phẩm gia tăng đáng kể, ví dụ mật ong bạc hà Mèo Vạc sau khi bảo hộ chỉ dẫn địa lý, kiểm soát nguồn gốc, chất lượng, quảng bá sản phẩm đã tăng giá gần gấp đôi, tương tự nước mắm Phú Quốc tăng giá từ 30-50%, bưởi Phúc Trạch tăng từ 30-35%, cam Vinh tăng hơn 50% sau khi được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Việt Nam đang ngày càng hội nhập hơn vào thị trường hàng hoá chất lượng cao bằng việc tham ký kết các Hiệp định đa phương và song phương với các quốc gia. Trong đó Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA). Nông sản Việt Nam sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích từ cơ chế bảo hộ theo Hiệp định. Việc sản phẩm nông sản Việt Nam được bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo các tiêu chuẩn của Liên minh Châu Âu sẽ đánh dấu một bước ngoặc lớn cho sự phát triển của hàng hoá Việt Nam.
Tính đến hết năm 2020, Việt Nam có 94 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ trong nước, con số này đã tăng đáng kể so với năm 2012 (31 chỉ dẫn địa lý) khi chúng ta mới bắt đầu đàm phán Hiệp định EVFTA.
Căn cứ theo Điều 88 Luật sở hữu trí tuệ:
“Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.
Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.”
Theo đó chỉ dẫn địa lý khác với các loại sản phẩm trí tuệ còn lại có thể chuyển nhượng, hoặc chuyển quyền sử dụng cho cá nhân, hoặc tổ chức khác. Chỉ dẫn địa lý không được chuyển giao mà Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá, sản phẩm tại khu vực của mình được đăng ký chỉ dẫn địa lý tại cơ quan có thẩm quyền tại địa phương. Cá nhân, tổ chức sản xuất/kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý trong khu vực địa lý tương ứng.
Sử dụng chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý là một tài sản trí tuệ của Nhà nước và chỉ có Nhà nước mới có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Do đó, bảo vệ đối tượng này, pháp luật đã quy định các hành vi xâm phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh. Vậy xâm phạm chỉ dẫn địa lý bị xử lý như thế nào ?
Căn cứ theo Điều 226 Luật hình sự: “Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
Điểm tương đồng:
Điểm khác biệt:
Tiêu chí |
Nhãn hiệu |
Chỉ dẫn địa lý |
Đối tượng |
Nhãn hiệu dùng cho các hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu kinh doanh. |
Chỉ dẫn địa lý dùng cho hàng hóa (các sản phẩm có nguồn gốc địa lý,…) |
Chức năng |
Nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với chủ thế khác. |
Chỉ dẫn địa lý chỉ dẫn sản phẩm có nguồn gốc từ một khu vực, vùng lãnh thổ hay một quốc gia cụ thể. |
Về điều kiện bảo hộ |
– Dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh… – Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ khác. Nhãn hiệu được bảo hộ khỏi việc chiếm đoạt trái phép theo đơn yêu cầu của chủ sở hữu đã đăng ký của nhãn hiệu đó.+ |
– Sản phẩm có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý. – Sản phẩm có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý quyết định. |
Về thời hạn bảo hộ |
Đối với nhãn hiệu, thời hạn là là 10 năm và được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. |
Đối với chỉ dẫn địa lý là không xác định thời hạn, được sử dụng đến khi không còn đáp ứng được các điều kiện bảo hộ. |
Chỉ dẫn địa lý là hình thức bảo hộ đặc biệt mà chỉ Nhà nước mới có quyền đăng ký bảo hộ, nhưng tổ chức, cá nhân vẫn có thể đăng ký xin phép sử dụng. Vì vậy, Khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay vướng mắc thủ tục đăng ký xin phép sử dụng chỉ dẫn địa lý, xin vui lòng liên hệ đến số HOTLINE: 0913449968. Để nhận được sự tư vấn trực tiếp tận tình, chuyên sâu của Luật sư chuyên sở hữu trí tuệ của NPLAW
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn