Đối tượng, hình thức chuyển giao công nghệ

Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ. Vậy ai có quyền chuyển giao công nghệ? Đối tượng, Hình thức chuyển giao công nghệ là gì? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Thực trạng liên quan đến chuyển giao công nghệ

I. Thực trạng liên quan đến chuyển giao công nghệ

Hiện nay, chuyển giao công nghệ là một khái niệm xuất hiện nhiều và là vấn đề được nhiều người quan tâm, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế trên toàn cầu, đặc biệt là đối với những nước đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá như Việt Nam. 

Ở nước ta hiện nay, nhìn chung hoạt động chuyển giao công nghệ đã được quy định, ghi nhận trong luật nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Việc chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp trong nước còn ít, quy mô nhỏ, nội dung CGCN thường không đầy đủ và hình thức chuyển giao còn đơn giản.

II. Các quy định liên quan đến​​​​​​​ chuyển giao công nghệ

1. Thế nào là chuyển giao công nghệ?

Theo khoản 7 Điều 1 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định “Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.”

Thế nào là chuyển giao công nghệ?

2. Chủ thể có quyền  chuyển giao công nghệ

Theo Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về quyền chuyển giao công nghệ thì:

“Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.

-. Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác khi chủ sở hữu công nghệ đồng ý.

- Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:

  • Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;
  • Quyền chuyển giao tiếp quyền sử dụng công nghệ của bên nhận chuyển giao cho bên thứ ba.”

Như vậy, theo quy định trên chủ sở hữu công nghệ là chủ thể có quyền chuyển giao công nghệ.

3. Đối tượng, hì nh thức chuyển giao công nghệ

Theo Điều 4 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về Đối tượng công nghệ được chuyển giao như sau:

- Công nghệ được chuyển giao là một hoặc các đối tượng sau đây:

  • Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;
  • Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;
  • Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
  • Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng nêu trên.

- Trường hợp đối tượng công nghệ được chuyển giao được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Theo Điều 5 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định Hình thức chuyển giao công nghệ như sau:

- Chuyển giao công nghệ độc lập.

-  Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:

  • Dự án đầu tư;
  • Góp vốn bằng công nghệ;
  • Nhượng quyền thương mại;
  • Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;
  • Mua, bán máy móc, thiết bị theo quy định.

- Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.

- Việc chuyển giao công nghệ độc lập và chuyển giao công nghệ trong trường hợp góp vốn bằng công nghệ phải được lập thành hợp đồng; Việc chuyển giao công nghệ tại dự án đầu tư; nhượng quyền thương mại; chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ; mua, bán máy móc, thiết bị kèm theo và chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung theo quy định.

III. Các thắc mắc thường gặp liên quan đến chuyển giao công nghệ

1. Công ty nước ngoài cung cấp cho công ty Việt Nam các quy trình công nghệ và bản vẽ liê n quan đến sản phẩm có được xem là hình thức chuyển giao công nghệ không?

Theo khoản 7 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 có quy định “Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.”

Theo điểm b khoản 1 Điều 4 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về đối tượng công nghệ được chuyển giao như sau: “Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu.”

Theo đó, một trong các đối tượng được chuyển giao là quy trình công nghệ, bản vẽ liên quan đến sản phẩm. Do đó, công ty nước ngoài cung cấp cho công ty Việt Nam các quy trình công nghệ và bản vẽ liên quan đến sản phẩm thì được xem là hình thức chuyển giao công nghệ.

Muốn đăng ký chuyển giao công nghệ thì đăng ký bằng hình thức nào?

2. Muốn đăng ký  chuyển giao công nghệ thì đăng ký bằng hình thức nào?

Theo Điều 31 Luật chuyển giao công nghệ 2017 quy định đăng ký chuyển giao công nghệ như sau:

* Hồ sơ đăng ký chuyển giao công nghệ gồm:

  • Văn bản đề nghị đăng ký chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ cam kết trách nhiệm của các bên bảo đảm nội dung hợp đồng tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;
  • Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực văn bản giao kết chuyển giao công nghệ thể hiện nội dung theo quy định; trường hợp không có văn bản giao kết bằng tiếng Việt thì phải có bản dịch sang tiếng Việt và được công chứng hoặc chứng thực.

* Trình tự, thủ tục thực hiện:

  • Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ký văn bản giao kết chuyển giao công nghệ, bên có nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký chuyển giao công nghệ gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bên cạnh đó, giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ có hiệu lực kể từ ngày cấp.

3. Chuyển giao công nghệ thông qua hình thức góp vốn bằng công nghệ có cần phải đăng ký chuyển giao với cơ quan nhà nước hay không?

Tại khoản 1 Điều 31 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về đăng ký chuyển giao công nghệ như sau: “Hợp đồng chuyển giao công nghệ và phần chuyển giao công nghệ thuộc một trong những trường hợp sau đây phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, trừ công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ:

  • Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam;
  • Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài;
  • Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.”

Bên cạnh đó, nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ không thuộc trường hợp phải đăng ký quy định.

Theo đó, Chuyển giao công nghệ thông qua hình thức góp vốn bằng công nghệ thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì cần phải đăng ký chuyển giao với cơ quan nhà nước.

Thuốc chuyển​​​​​​​ giao công nghệ khi đăng ký lưu hành được phân thành những loại nào?

4. Thuốc chuyển​​​​​​​ giao công nghệ khi đăng ký lưu hành được phân thành những loại nào?

Tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 16/2023/TT-BYT quy định thuốc chuyển giao công nghệ khi đăng ký lưu hành được phân loại như sau:

  • Thuốc chuyển giao công nghệ có cùng các nội dung so với thuốc trước chuyển giao công nghệ, bao gồm: công thức bào chế thuốc; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu; tiêu chuẩn chất lượng thuốc thành phẩm; tên thương mại;

Trường hợp thuốc trước chuyển giao công nghệ là thuốc đã được Bộ Y tế công bố biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu và thuốc chuyển giao công nghệ có thay đổi so với thuốc trước chuyển giao công nghệ về ít nhất một trong các tiêu chí tại điểm này (không bao gồm thay đổi tên thương mại) hoặc các thay đổi khác liên quan đến chất lượng thuốc, các thay đổi này phải được phê duyệt bởi cơ quan quản lý dược nước sản xuất hoặc cơ quan quản lý quy định đã cấp phép lưu hành thuốc đó hoặc cơ sở đăng ký phải cung cấp dữ liệu chứng minh thuốc chuyển giao công nghệ tương đương về chất lượng so với thuốc trước chuyển giao công nghệ.

  • Thuốc chuyển giao công nghệ khác không thuộc trường hợp quy định nêu trên.

5. Có bắt buộc phải đăng ký chuyển giao công nghệ sau khi ký kết hợp đồng chuyển giao  công nghệ không?

Căn cứ khoản 7 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 thì “Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.”

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 31 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định:

“1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ và phần chuyển giao công nghệ thuộc một trong những trường hợp sau đây phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, trừ công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ:

  1. Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam;

  2. Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài;

  3. Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ không thuộc trường hợp phải đăng ký quy định tại khoản 1 Điều này.”

Như vậy, không bắt buộc phải đăng ký chuyển giao công nghệ sau khi ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ trừ trường hợp phải đăng ký theo quy định nêu trên.

6. Chuyển giao công thức nấu ăn đã được bảo hộ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh có được xem là chuyển giao công nghệ không?

Theo Điều 4 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về đối tượng công nghệ được chuyển giao như sau:

“1. Công nghệ được chuyển giao là một hoặc các đối tượng sau đây:

  1. Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;

  2. Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;

  3. Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;

  4. Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

2. Trường hợp đối tượng công nghệ được chuyển giao được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.”

Như vậy, chuyển giao công thức nấu ăn đã được bảo hộ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh được xem là chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ thuộc đối tượng chuyển giao công nghệ.

IV. Dịch vụ tư vấn  pháp lý liên quan đến chuyển giao công nghệ

Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về chuyển giao công nghệ là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và Luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về chuyển giao công nghệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:

 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan