DỰ ÁN TRONG KHU CÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ HIỆN NAY

Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Hiện nay với sự phát triển không ngừng của kinh tế - xã hội, các khu công nghiệp đang mang tới lợi ích lớn cho nền kinh tế, góp phần nâng cao sự cạnh tranh, đẩy mạnh đầu tư trong nước. Với nhiều dự án trong khu công nghiệp được vạch ra, hứa hẹn mang lại những giá trị cho nền kinh tế nước ta. Bài viết này hay cùng NPLaw tìm hiểu tình hình các dự án khu công nghiệp, các ngành nghề của dự án trong khu công nghiệp hiện nay và những lưu ý khi triển khai những dự án này như sau:

I. Tình hình các dự án khu công nghiệp

Sau hai năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay đã phục hồi tích cực, tăng trưởng GDP đạt 6,42%, kinh tế vĩ mô ổn định, hoạt động FDI và xuất khẩu tiếp tục khởi sắc.

Cùng với việc Chính phủ triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, đặc biệt là việc ban hành Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5 vừa qua về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, dòng vốn đầu tư trong nước và nước ngoài vào các khu công nghiệp đang hứa hẹn sẽ tiếp tục gia tăng.  

Ban quản lý khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM cho biết, tình hình thu hút đầu tư trong 9 tháng đầu năm có khởi sắc, tổng vốn đầu tư thu hút kể cả cấp mới và điều chỉnh đạt 422,34 triệu USD, đạt 84,47% kế hoạch (500 triệu USD), tăng 3,05% so cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân là do từ ngày 15/3, TP.HCM đã mở cửa đón khách quốc tế, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho nhà đầu tư. Do đó, có nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu đầu tư vào các khu công nghiệp, kích thích các dự án bất động sản trong khu công nghiệp để đón làn sóng thu hút đầu tư.         Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, đến nay, tỉnh có 27 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, với tổng diện tích hơn 10.962 ha. Về dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, trong 9 tháng năm 2022, tỉnh thu hút được nguồn vốn trong nước là hơn 10.133 tỷ đồng, tăng 297,04% so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 921,21% kế hoạch năm 2022; nguồn vốn nước ngoài là 2,45 tỷ USD, tăng 63,23% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 204,46% kế hoạch năm 2022. Hình thức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tại Bình Dương đa dạng và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Đặc biệt, Bình Dương không sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, mà được đầu tư xây dựng theo hướng phát huy nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, trong đó khu vực kinh tế có vốn Nhà nước là chủ yếu.

Thời gian qua, Khánh Hòa cũng đẩy mạnh phát triển hạ tầng. Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2040, nhiều tuyến đường giao thông đối ngoại cũng sẽ được xây dựng để kết nối thành phố với các khu vực kinh tế, khu công nghiệp lớn. Một trong những dự án trọng điểm là cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang với tổng vốn đầu tư gần 20.000 tỷ đồng. Việc đầu tư tuyến cao tốc nối khu kinh tế trọng điểm Vân Phong với Buôn Ma Thuột - trung tâm vùng Tây Nguyên sẽ đưa phố núi về gần hơn với thành phố biển, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội. 

II. Ví dụ về các dự án trong khu công nghiệp 

Một số ví dụ dự án trong khu công nghiệp nổi bật ở nước ta có thể kể đến:

Dự án Vsip Quảng Ngãi thuộc khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. Khu công nghiệp Vsip Quảng Ngãi có tổng diện tích 1.700 ha được quy hoạch gồm 1.200 ha đất công nghiệp nằm trong khu kinh tế Dung Quất và 500 ha đất đô thị và dịch vụ gần trung tâm thành phố Quảng Ngãi. Dự án được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (VSIP II Quảng Ngãi) khoảng 1.444 ha và giai đoạn 2 (KCN Quảng Ngãi mở rộng) khoảng 916 ha.

Các ngành đang thu hút đầu tư của Vsip Quảng Ngãi bao gồm thực phẩm, nước giải khát, các mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), lắp ráp linh kiện điện tử và may mặc, may túi, may giày, dệt, cơ khí chính xác và các ngành công nghiệp nhẹ khác.  

Dự án khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 Bình Thuận: Nằm trong tổng quy hoạch chung xây dựng khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ Sơn Mỹ rộng 2.377,5 ha; với các loại hình bao gồm:

  • Khu công nghiệp rộng 1.610 ha (gồm Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 diện tích 1.070 ha và Khu công nghiệp Sơn Mỹ 2 - 540 ha); 
  • Khu dân cư 300 ha (khu dân cư đô thị Sơn Mỹ 183 ha, khu dân cư hiện trạng 117 ha); 
  • Khu sân golf 182 ha; Khu du lịch Trung Thủy 37 ha; khu cây xanh 199 ha; giao thông ngoài đô thị 49,5 ha.

Trong đó, dự án khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 có tổng diện tích 1.070 ha; đất xây dựng nhà máy xí nghiệp 739,71 ha; đất cây xanh mặt nước 127,90 ha; đất dịch vụ ven biển 81,19 ha. Được định hướng phát triển theo mô hình khu công nghiệp thông minh và thân thiện với môi trường khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 được ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, giảm khí thải carbon và khí gây hiệu ứng nhà kính. Hạ tầng tiện ích khu công nghiệp Sơn Mỹ 1: Hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, hệ thống điện điện.

III. Các ngành nghề thu hút đầu tư dự án trong khu công nghiệp hiện nay

Khu công nghiệp hiện nay có những các ngành nghề thu hút như sau:

  • Khu công nghiệp Sóng Thần, với quy mô: 180,33 ha, toạ lạc tại phường Dĩ An, TP. Dĩ An, Bình Dương. Dự án chính là cơ khí chế tạo máy móc, chế tạo các phương tiện giao thông vận tải, công nghiệp chế tạo nông, lâm sản, công nghiệp nhẹ.                                        
  • Khu công nghiệp Tân Tạo có tổng diện tích là 343 ha, trong đó: đất hiện hữu là 161 ha và đất mở rộng là 182 ha. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 1996 tới nay, khu công nghiệp này đã thu hút được 213 tổ chức đầu tư bao gồm các ngành nghề: chế biến gỗ, dệt may, cơ khí chính xác, chế biến thủy sản xuất khẩu, bao bì giấy, bao bì nhựa…tạo công ăn việc làm cho hơn 24.000 lao động.  
  • Khu công nghiệp Phú Nghĩa nằm ngay trên trục QL6A giữa hai thị trấn Chúc Sơn và Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội. Tổng diện tích quy hoạch khoảng 170ha được đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ và hiện đại. Nơi đây tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh lớn trong nước cũng như Quốc tế như: Toyota Electric Control (Nhật Bản), Công ty SX thiết bị ôtô, xe máy Việt Chin (Đài Loan), Công ty Cổ phần Rượu Việt Nam- Thuỵ Điển, Công ty May thời trang cao cấp Starlight (Singapore), Tập đoàn Thực phẩm CP (Thái Lan).
  • Khu công nghiệp Tân Phú Trung: Tổng diện tích khai thác của khu công nghiệp Tân Phú Trung lên tới 542 ha, tọa lạc ngay trên Quốc lộ 22 đối diện bệnh viện Xuyên Á, cách sân bay Tân Sơn Nhất chỉ khoảng 15km, các cảng biển gần nhất cách chỉ khoảng 30 – 40km. Bên cạnh đó, vị trí này rất dễ giao thương với các nước láng giềng gần TP. Hồ Chí Minh như: Campuchia. Bốn mặt khu công nghiệp đều tiếp giáp với các tỉnh thành lớn, chính điều này tạo điều kiện cho việc thu hút dòng vốn đầu tư và giao thương phát triển tại đây. Khu công nghiệp này là địa điểm hứa hẹn cho các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực như: cơ khí, dịch vụ, chế biến thực phẩm, các ngành công nghiệp không khói khác.

Một số doanh nghiệp lớn đang hoạt động với dự án sản xuất – kinh doanh tại đây có thể kể đến như: Isuzu Việt Nam, Công ty Bachy Soletanche Việt Nam , Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ khí công nghiệp Vina,...

IV. Thực hiện dự án trong khu công nghiệp cần lưu ý các vấn đề gì

Khi thực hiện các dự án đầu tư vào khu công nghiệp cần lưu ý những vấn đề như sau:

1. Hồ sơ pháp lý khu công nghiệp rõ ràng

Điểm lưu ý đầu tiên khi các nhà đầu tư lựa chọn đầu tư vào khu công nghiệp là các hồ sơ pháp lý và các loại giấy phép mà chủ đầu tư hạ tầng của khu công nghiệp đó đang sở hữu.

Nếu ngành nghề kinh doanh của nhà đầu tư đang hướng tới không có trên giấy phép của khu công nghiệp thì có khả năng doanh nghiệp sẽ không thể thực hiện được các thủ tục đầu tư tại khu công nghiệp.                                                      Bên cạnh đó, các loại giấy phép về môi trường, các quy định về tiếng ồn và rác thải của khu công nghiệp cũng là những điều mà các nhà đầu tư cần quan tâm để tránh các rắc rối phát sinh về môi trường khi phải đối mặt với các cơ quan kiểm soát của nhà nước.

2. Thủ tục đầu tư vào khu công nghiệp

Theo quy định chung thì thủ tục đầu tư vào khu công nghiệp trên cả nước là như nhau. Tuy nhiên tại một số khu vực đặc thù với những định hướng phát triển cụ thể thì các khu công nghiệp có thể yêu cầu các nhà đầu tư cung cấp thêm các hồ sơ liên quan. Vì vậy việc tìm hiểu về các hồ sơ pháp lý cần thiết trước khi đầu tư vào khu công nghiệp phải là việc làm tiên quyết mà các nhà đầu tư khi đầu tư vào khu công nghiệp cần lưu ý.

3. Các chính sách về giá

Giá thuê đất, giá thuê nhà xưởng: Đối với các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới thì giá thuê đất có thể không là vấn đề lớn đối với họ vì nó chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu tổng vốn đầu tư. Tuy nhiên, giá thuê đất lại là vấn đề lớn đối với các nhà đầu tư vừa và nhỏ.                                                                                         Các chi phí thuê mà nhà đầu tư cần quan tâm bao gồm: Phí quản lý, thuế đất hàng năm, giá điện sản xuất, nước sạch, phí xử lý nước thải,

Tuy vậy, một khu công nghiệp đã có hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện thường có mức giá cho thuê nhà xưởng gần tiệm cận với giá thuê bên ngoài, vì vậy, các nhà đầu tư có thể xem xét và cân nhắc lựa chọn các khu công nghiệp mới hình thành với kế hoạch hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cụ thể trong tương lai.

4. Vị trí dự án

Vị trí dự án khu công nghiệp là một yếu tố rất quan trọng mà nhà đầu tư khi đầu tư vào khu công nghiệp cần lưu ý. Vị trí dự án quyết định đến kết nối dự án với đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, với cảng biển, sân bay, các trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội.  

Vị trí dự án cũng quyết định đến các ưu đãi đầu tư theo địa bàn mà doanh nghiệp được ưu đãi tại khu công nghiệp.

Vị trí dự án cũng quyết định đến khả năng tuyển dụng nhân sự cho nhà máy. Trong thời gian gần đây, tại nhiều khu công nghiệp, việc tuyển dụng nhân sự ngày càng khó khăn hơn. Do đó, nhà đầu tư khi đầu tư vào khu công nghiệp cần lưu ý điều này.

5. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp bao gồm: hệ thống đường trục chính, hệ thống giao thông nội bộ, mạng lưới điện – nước, hệ thống cấp điện dự phòng, hệ thống an ninh cùng hệ thống xử lý nước thải,…

6. Dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp

Một trong những lo ngại của các nhà đầu tư khi tiến vào thị trường Việt Nam chính là thủ tục hành chính rườm rà và phức tạp. Việc lựa chọn các khu công nghiệp mà có các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến hoàn thiện các thủ tục pháp lý, soạn thảo và quản lý hợp đồng thuê, hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ để xin các giấy phép có liên quan, các thủ tục thành lập doanh nghiệp, hỗ trợ các thủ tục về hành chính – nhân sự, tuyển dụng, kế toán,… sẽ giúp nhà đầu tư có các thông tin tổng thể ban đầu, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí, nhờ đó có thể tập trung hơn vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan