Khám, chữa bệnh là lĩnh vực liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người. Hành vi giả mạo bác sĩ thẩm mỹ để hoạt động, trục lợi trên sức khỏe và tính mạng người khác là hành vi gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội và cần phải xử lý nghiêm để răn đe. Trong bài viết dưới đây, NPLaw sẽ phân tích quy định liên quan đến giả mạo bác sĩ thẩm mỹ theo pháp luật hiện hành.
Phẫu thuật thẩm mỹ là một chuyên ngành phẫu thuật liên quan đến việc phục hồi, tái thiết hoặc thay đổi cơ thể con người. Việc phẫu thuật thẩm mỹ đòi hỏi tổ chức, cá nhân thực hiện phải có chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ tương ứng. Hành vi giả mạo bác sĩ thẩm mỹ sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Hơn nữa, mạng xã hội ngày càng phát triển, mức độ của hành vi giả mạo bác sĩ đã ảnh hưởng lớn đến xã hội, uy tín của nghề y và gây mất lòng tin trong xã hội. Theo quy định pháp luật, đây là hành vi bị nghiêm cấm và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Giả mạo bác sĩ thẩm mỹ là hành vi lừa đảo, sử dụng giấy tờ, tài liệu, thông tin của tổ chức, cá nhân khác để giả danh là bác sĩ thẩm mỹ trong khi thực tế họ không có bằng cấp, chứng chỉ hoặc kinh nghiệm hợp pháp. Đối tượng giả mạo thường lợi dụng lòng tin của người khác để chuộc lợi.
Hành vi này là vi phạm quy định pháp luật và gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng.
Đối với hành vi giả mạo bác sĩ thẩm mỹ mà trong quá trình giả mạo gây ra hậu quả làm chết người hoặc gây ra tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân thì có thể bị xử lý hình sự theo Điều 315 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội vi phạm quy định về khám chữa bệnh. Theo đó, khung hình phạt cao nhất cho tội danh này là 07 đến 15 năm tù.
Trường hợp giả mạo bác sĩ nhưng chưa gây ra hậu quả về tính mạng, sức khỏe, tài sản nhưng hành vi giả mạo có liên quan đến việc làm giả, sử dụng các giấy tờ giả để tiến hành hoạt động của bác sĩ thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội sử dụng tài liệu, con dấu giả và Điều 359 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội giả mạo trong công tác.
Theo Điều 55 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2023), cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động trong trường hợp sau đây:
+ Xảy ra sự cố ý khoa tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến mức phải đình chỉ hoạt động;
+ Không đảm bảo một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật này. Trong đó có điều kiện về: “Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và quy mô của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có người chịu trách nhiệm chuyên môn và mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ có một người chịu trách nhiệm chuyên môn”.
Ngoài ra, theo Điều 39 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vi phạm quy định về điều kiện hoạt động thì sẽ bị xử phạt tiền thấp nhất là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và cao nhất là từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, khi có sở thẩm mỹ có bác sĩ giả mạo thì có thể bị đình chỉ hoạt động hoặc bị xử phạt hành chính theo quy định trên.
Giả mạo bác sĩ thẩm mỹ là hành vi trái pháp luật. Hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội như sau:
+ Điều 315 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội vi phạm quy định về khám chữa bệnh: khung hình phạt thấp nhất là 01 – 05 năm tù và cao nhất là 07 – 15 năm tù.
+ Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội sử dụng tài liệu, con dấu giả: khung hình phạt thấp nhất là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm; cao nhất là phạt tù từ 03 - 07 năm.
+ Điều 359 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội giả mạo trong công tác: khung hình phạt thấp nhất là từ 01 – 05 năm tù và cao nhất là 12 – 20 năm tù.
Như vậy, tùy vào tính chất, mức độ mà hành vi giả mạo bác sĩ thẩm mỹ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên.
Theo Điều 55 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2023), cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị định chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động trong trường hợp sau đây:
+ Xảy ra sự cố ý khoa tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến mức phải đình chỉ hoạt động;
+ Không đảm bảo một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật này. Trong đó có điều kiện về: “Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và quy mô của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có người chịu trách nhiệm chuyên môn và mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ có một người chịu trách nhiệm chuyên môn”.
Như vậy, khi có sở thẩm mỹ có bác sĩ giả mạo thì có thể bị đình chỉ hoạt động theo quy định trên khi để xảy ra sự cố y khoa đến mức phải đình chỉ hoặc không đủ người hành nghề phù hợp phạm vi hoạt động của cơ sở đó.
Trường hợp khách hàng phát hiện nhân viên của cơ sở thẩm mỹ giả mạo bác sĩ thẩm mỹ thì cần tạm dừng dịch vụ thẩm mỹ đang thực hiện; nhanh chóng thu thập tài liệu, chứng cứ về hành vi giả mạo bác sĩ thẩm mỹ nêu trên và thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm này đối với khách hàng (nếu có). Sau đó thông tin và cung cấp các tài liệu, chứng cứ cho cơ quan chức năng.
Sau khi cơ quan chức năng nhận được thông tin, cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung tin báo. Trong trường hợp thực tế có hành vi vi phạm xảy ra thì sẽ xử lý theo quy định pháp luật.
Hành vi cho người khác thuê, mượn, sử dụng bằng có thể bị xử phạt theo quy định sau:
+ Điểm đ khoản 7 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi: Cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
+ Điểm g khoản 2 Điều 52 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sau đây: Cho thuê, cho mượn hoặc cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề dược để hành nghề dược.
Như vậy, hành vi cho người khác thuê bằng bác sĩ thẩm mỹ sẽ bị xử phạt theo quy định nêu trên.
Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về giả mạo bác sĩ thẩm mỹ. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách hàng.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn