Vay, mượn tiền là giao dịch diễn ra rất phổ biến hiện nay. Vậy, Hợp đồng mượn tiền được quy định như thế nào? Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mượn tiền hiện nay? NPLaw sẽ phân tích một số quy định về tranh chấp hợp đồng mượn tiền trong bài viết dưới đây.
Hợp đồng mượn tiền là một hợp đồng dân sự. Trong thực tế, nhiều người thường nhầm lẫn khái niệm “mượn tiền” và “vay tiền” với nhau. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật thì đây là hai loại giao dịch riêng, có đặc điểm và quy định khác nhau. Khi phát sinh tranh chấp hợp đồng mượn tiền, các bên cần nắm một số quy định liên quan đến loại hợp đồng này.
Theo khoản 1 Điều 105 Bộ luật dân sự 2015, tài sản gồm: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”.
Theo quy định pháp luật, “mượn tiền” chính là “mượn tài sản” được nêu tại Điều 494 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, bên mượn tiền phải trả lại đúng các tờ tiền đã nhận (về cả số seri, năm phát hành). Tuy nhiên, trong đời sống thực tế rất ít xảy ra trường hợp “mượn tiền” như trên. Mọi người thường sử dụng cụm từ “hợp đồng mượn tiền” để nói đến “hợp đồng vay tiền không lãi suất”.
Theo Điều 463 Bộ luật dân sự 2015: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Như vậy, hợp đồng mượn tiền trong trường hợp này là một dạng hợp đồng vay không có lãi suất.
Từ phân tích trên, có thể hiểu tranh chấp hợp đồng mượn tiền là những mâu thuẫn, xung đột giữa các bên liên quan đến quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng mượn tiền. Một hoặc các bên cho rằng hành vi của một bên đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, do đó phát sinh tranh chấp về hợp đồng mượn tiền.
Vụ việc tranh chấp liên quan đến hợp đồng mượn tiền có thể có mức độ từ đơn giản cho đến phức tạp. Một số tranh chấp thường gặp như:
Để giải quyết tranh chấp hợp đồng mượn tiền, các bên nên ưu tiên phương thức hòa giải, thương lượng, đàm phán. Trong trường hợp các bên không thể hòa giải được thì một trong các bên có thể khởi kiện tại Tòa án hoặc Trọng tài (trong trường hợp các bên có thỏa thuận Trọng tài trong hợp đồng) như sau:
- Yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015; hoặc
- Yêu cầu Trọng tài giải quyết trong trường hợp đáp ứng điều kiện về chủ thể, thẩm quyền giải quyết của Trọng tài, thỏa thuận trọng tài theo Luật trọng tài thương mại 2010.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện.
Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện
Bước 3: Xem xét đơn khởi kiện
Trong giai đoạn này, Thẩm phán được Tòa án phân công tiến hành xem xét đơn và đưa ra một trong các quyết định:
Bước 4: Thụ lý đơn khởi kiện
Bước 5: Chuẩn bị xét xử
Trong giai đoạn này sẽ tiến hành một số công việc như:
Bước 6: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện.
Bước 2: Nộp Đơn khởi kiện và bản tự bảo vệ
Bước 3: Thành lập hội đồng trọng tài
Các bên tiến hành chọn trọng tài viên hoặc yêu cầu trung tâm trọng tài chỉ định trọng tài viên theo quy định tại Điều 40, Điều 41 (hướng dẫn bởi Điều 8 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP) Luật trọng tài thương mại 2010.
Bước 4: Hội đồng trọng tài Nghiên cứu hồ sơ do các bên cung cấp
Bước 5: Mở phiên họp giải quyết tranh chấp
Bước 6: Hội đồng trọng tài ban hành Phán quyết trọng tài.
Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến tranh chấp hợp đồng mượn tiền; Tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong vụ việc tranh chấp.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn