Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà

Trong bối cảnh dịch Covid, nhà nước ban hành nhiều quy định về giãn cách xã hội khiến cho nhiều cơ sơ kinh doanh phải tạm ngừng hoạt động. Điều này đã làm cho nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh xảy ra vấn đề tranh chấp hợp đồng thuê nhà, thuê mặt bằng khi cắt giảm chi phí hoạt động.

Tranh chấp hợp đồng thuê nhà giải quyết như thế nào?

VÌ cả bên thuê và bên cho thuê đều có những vấn đề khó khăn của riêng mình dẫn tới các bên không đạt được thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng, từ đó phát sinh tranh chấp hợp đồng thuê nhà. Do đó, với mục đích giúp các bên nhận thấy được các vấn đề của mình dưới góc độ pháp lý, chúng tôi xin cung cấp một số nội dung được trình bày ngay trong bài viết này.

Những điều quy định khi phát sinh tranh chấp là gì? - tranh chấp hợp đồng thuê nhà - nplaw.vn

Những điều quy định khi phát sinh tranh chấp là gì?

Quy định về hợp đồng thuê nhà

Căn cứ theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015, Luật nhà ở 2014 thì hợp đồng thuê nhà được xem là một dạng của hợp đồng thuê tài sản, dựa trên sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên cho thuê nhà sẽ giao nhà cho bên thuê để sử dụng có thời hạn, bên thuê có nghĩa vụ phải trả tiền thuê.

Về hình thức của hợp đồng thuê nhà phải được lập thành văn bản, tuy nhiên không bắt buộc phải công chứng giống như hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, để bảo đảm về giá trị pháp lý của hợp đồng thuê nhà khi xảy ra tranh chấp thì các bên nên thực hiện việc công chứng để bảo vệ quyền và lợi ích của mình một cách tốt nhất.

Bên thuê nhà cần đảm bảo các vấn đề gì?

Ngoài ra, khi thuê nhà, để tránh rủi ro phát sinh tranh chấp, bên thuê nhà cần phải xem xét các yếu tố sau:

  • Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp ngoại lệ quy định tại Khoản 2, Điều 117 Luật Nhà ở 2014; 
  • Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;   
  • Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

Việc xác định pháp lý căn nhà, mặt bằng thuê ngay từ đầu như trên sẽ hạn chế tối đa phát sinh tranh chấp tranh chấp hợp đồng thuê nhà giữa các bên.

Vấn đề tiền đặt cọc thuê nhà khi xảy ra tranh chấp

Một trong những nghĩa vụ quan trọng trong bất cứ một hợp đồng thuê nhà đó là việc đặt cọc. Việc này đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê nhà. Điều này có giá trị ràng buộc với bên thuê về nghĩa vụ thuê nhà của mình, bên cho thuê về nghĩa vụ phải giao nhà cho bên cho thuê và các bên phải thực hiện thuê và cho thuê trong một thời gian xác định theo thỏa thuận giữa các bên.

Tiền đặt cọc sẽ được giải quyết như thế nào? - tranh chấp hợp đồng thuê nhà - nplaw.vn

Tiền đặt cọc sẽ được giải quyết như thế nào?

Trường hợp các bên có vi phạm bất cứ nghĩa vụ nào, nếu không quy định cụ thể về hậu quả phải chịu đối với số tiền đặt cọc thì sẽ áp dụng theo quy định về đặt cọc của Bộ luật dân sự 2015, cụ thể tại Khoản 2, Điều 328 như sau:

“Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Đây cũng là một trong những tranh chấp hợp đồng thuê nhà phát sinh cần được giải quyết khi các bên chấm dứt hợp đồng. Vì bên thuê luôn muốn đòi lại số tiền đặt cọc này trong khi bên cho thuê vì nhiều lý do lại không muốn trả tiền cọc dẫn đến phát sinh tranh chấp.

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà?

Đối với các trường hợp bất khả kháng như dịch bệnh, thiên tai, hoặc do bên cho thuê tự ý nâng giá tiền mà bên thuê không chấp nhận khiến các bên muốn chấm dứt và xảy ra tranh chấp hợp đồng thuê nhà,... Tùy trường hợp, các bên sẽ có những lập luận và lý lẽ riêng để bảo vệ lợi ích của mình nhưng nhìn chung thì sẽ trải qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Thương lượng, hòa giải giữa các bên

Điều đầu tiên khi xảy ra tranh chấp thì các bên nên tiến hành hòa giải và trình bày khó khăn của mình cho bên còn lại để các bên có thể tìm tiếng nói chung để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và tích cực. Tuy nhiên, rất ít trường hợp vụ việc có thể giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà ở giai đoạn này vì thế cần thực hiện giai đoạn 2, có sự tham gia của bên thứ ba đứng ra là người giải quyết vụ việc.

Giai đoạn 2: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền

Ở giai đoạn này, bên cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm có thể yêu cầu Tòa án giải quyết và quyết định, bản án của Tòa án sẽ có hiệu thi hành sẽ đối với các bên.

Kinh nghiệm cần lưu ý khi phát sinh vấn đề tranh chấp thuê nhà, mặt bằng. - tranh chấp hợp đồng thuê nhà - nplaw.vn

Kinh nghiệm cần lưu ý khi phát sinh vấn đề tranh chấp thuê nhà, mặt bằng.

Nhìn chung, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến phát sinh tranh chấp hợp đồng thuê nhà, mỗi trường hợp lại có phương án giải quyết cũng như luận điểm bảo vệ khác nhau. Do đó trong trường hợp phát sinh tranh chấp không mong muốn, các bên nên được tư vấn bởi những tổ chức hành nghề luật để được giải thích, làm rõ, tránh các trường hợp tự ý thực hiện việc chấm dứt, điều này có khả năng sẽ dẫn tới nhiều hậu quả pháp lý nặng nề về sau.


Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Trụ sở chính: 139H4 Lý Chính Thắng, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Chi nhánh Nha Trang: Số 3M, tầng trệt chung cư CT2, khu đô thị VCN Phước Hải, đường Tố Hữu, phường Phước Hải, TP.Nha Trang, Khánh Hòa.

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp
  • Xử phạt hành vi ép buộc kết hôn

    Xử phạt hành vi ép buộc kết hôn

    Mục lục Ẩn I. Thực trạng ép buộc kết hôn hiện nay II. Quy định pháp luật về ép buộc kết hôn 1. Định nghĩa ép buộc kết hôn 2. Các hành vi được xem là ép buộc kết hôn 3. Hành vi ép buộc kết hôn có được xem là...
    Đọc tiếp