Khi quan hệ vợ chồng chấm dứt sẽ có nhiều vấn đề phức tạp như gia đình, con cái, xã hội đặc biệt là vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Những tranh chấp này thường kéo dài và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình cảm của các thành viên trong gia đình. Do vậy, để tìm hiểu rõ hơn những vấn đề pháp lý về tranh chấp ly hôn NPLaw xin thông tin tới quý khách hàng bài viết dưới đây.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với sự thay đổi lối sống hiện đại dẫn đến số các vụ ly hôn ngày càng tăng. Theo thống kê của Viện nghiên cứu Gia đình và Giới vào năm 2018 trung bình cả nước có trên 60.000 vụ ly hôn mỗi năm. Ly hôn nhiều kéo theo nhiều tranh chấp liên quan đến ly hôn xảy ra.
Khi ly hôn thường xảy ra các tranh chấp như tranh chấp về tình cảm, tranh chấp nuôi con và tranh chấp tài sản sau ly hôn cần được giải quyết.
Hiện nay chưa có một định nghĩa cụ thể, rõ ràng về tranh chấp ly hôn. Tuy nhiên có thể hiểu tranh chấp ly hôn là tranh chấp hôn nhân và gia đình dẫn tới việc ly hôn có thể là ly hôn đơn phương gây bất đồng quan điểm phân chia về các vấn đề như tài sản, con cái, quyền nhân thân...
Đối tượng tranh chấp trong ly hôn thường là tranh chấp quan hệ hôn nhân, tranh chấp về vấn đề nuôi con chung và tranh chấp về quan hệ tài sản.
Ly hôn là việc vợ chồng chấm dứt quan hệ vợ chồng theo Bản án, hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án. Pháp luật đã có những quy định cụ thể liên quan đến việc giải quyết tranh chấp ly hôn.
"Điểm a, khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015" thì: “Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này” thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Căn cứ vào "khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015" quy định về thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ cụ thể:
Như vậy, Tòa án nhân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc là tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp ly hôn. Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc yêu cầu Tòa án nơi nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn thì nguyên đơn có quyền thực hiện thủ tục ly hôn tại nơi mình cư trú.
"Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014" quy định chủ thể có quyền yêu cầu ly hôn cũng như yêu cầu giải quyết tranh chấp ly hôn như sau:
Hồ sơ:
Tùy thuộc vào tranh chấp, thì sẽ có hồ sơ riêng, tuy nhiên để tiến hành khởi kiện ra Tòa án cần chuẩn bị đơn khởi kiện, kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
Thủ tục:
Bước 1: Người khởi kiện chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp huyện để yêu cầu giải quyết tranh chấp ly hôn.
Bước 2: Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định.
Bước 3: Tòa ra thông báo thụ lý và tiến hành thủ tục giải quyết theo yêu cầu khởi kiện.
"Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH" 14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí tòa án thì mức án phí sơ thẩm là 300.000 đồng nếu không có tranh chấp về tài sản.
Nếu có tranh chấp về tài sản có giá ngạch thì mức án phí cũng khác nhau.
"Khoản 8 Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14" quy định về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm theo đó: Trường hợp các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm thì các đương sự vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp xét xử vụ án đó.
"Khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự" quy định nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về hôn nhân gia đình trong các trường hợp sau:
"Điểm d khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014" quy định: Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến yếu tố lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Như vậy, lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng có ảnh hưởng đến việc chia tài sản khi ly hôn.
"Điều 60 Luật hôn nhân và gia đình 2014" thì: Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định khác để giải quyết.
Theo "Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014" thì pháp luật không quy định nào cấm người vợ ly hôn khi người chồng đang chấp hành hình phạt tù, nếu đủ căn cứ về người chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án có thể xem xét việc ly hôn theo yêu cầu của các bên có quyền.
Trên đây là nội dung về tranh chấp ly hôn mà NPLaw gửi đến quý khách hàng. Nếu quý khách hàng có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn hoặc cần được hỗ trợ để thực hiện các thủ tục liên quan đến tranh chấp ly hôn cũng như các vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ đến NPLaw. Với đội ngũ Luật sư và chuyên viên có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ quý khách một cách nhanh nhất.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn