Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động hiện nay

Khi thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động, trước tiên cần lưu ý các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài... Vậy làm sao để hiểu thế nào là giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động và những vấn đề liên quan xoay quanh về giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động như thế nào? 

Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Sự cần thiết của giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động

Dịch vụ xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp nước ngoài. Đây là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh ngành nghề này phải đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật và phải có Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. 

II. Các quy định liên quan đến​​​​​​​ giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động

1. Giấy phép  hoạt  động dịch vụ xuất khẩu lao động là gì?

Giấy phép xuất khẩu lao động là giấy phép cấp cho các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Giấy phép xuất khẩu lao động có hoa văn màu vàng nhạt, nền trống đồng, hình Quốc huy và tên viết tắt của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bằng tiếng Anh (MOLISA) được in chìm, trên giấy bìa cứng kích thước khổ A4 (21cm x 29.7 cm), khung viền màu xanh.

 

Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động là gì?

Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động

Như vậy, doanh nghiệp muốn hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam xuất khẩu lao động thì cần phải xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động trước khi tiến hành thực hiện hoạt động nêu trên.

 

2. Điều kiện, hồ sơ  xin giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động

 

Theo Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư;
  • Đã ký quỹ theo quy định tại Điều 24 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020;
  • Có người đại diện theo pháp luật đáp ứng các điều kiện:
  • Là công dân Việt Nam, trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm;
  • Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Không có án tích về một trong các tội:
  • Tội xâm phạm an ninh quốc gia;
  • Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người;
  • Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
  • Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản;
  • Tội quảng cáo gian dối;
  • Tội lừa dối khách hàng;
  • Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép;
  • Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép;
  • Tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép;
  • Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020;
  • Có cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Có trang thông tin điện tử.

Thủ tục xin giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động

 

3. Thủ tục xin giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép được quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, Điều 7 Nghị định 112/2021/NĐ-CP, bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ của doanh nghiệp tại thời điểm đề nghị cấp Giấy phép và giấy tờ chứng minh việc góp vốn theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
  • Sổ đăng ký cổ đông mới nhất đối với công ty cổ phần;
  • Giấy xác nhận nộp tiền ký quỹ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo mẫu;
  • Phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng trước thời điểm đề nghị cấp Giấy phép;
  • Các giấy tờ bằng cấp chuyên môn
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc hợp đồng thuê cơ sở vật chất để tổ chức giáo dục định hướng, kèm theo bảng kê do doanh nghiệp xác nhận về trang thiết bị, sơ đồ mặt bằng phòng học và khu vực nội trú.

Theo Điều 12 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thì trình tự đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động như trên.
  • Bước 2: Giải quyết hồ sơ.
  • Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét và cấp Giấy phép cho doanh nghiệp;
  • Trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

III. Các thắ c mắc liên quan đến giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động

 

1. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền như sau: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động dự kiến làm việc cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo Mẫu số 12/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. 

Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động dự kiến làm việc có thẩm quyền cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.

 

2. Đơn xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động gồm những nội dung gì?

Đơn xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động gồm những nội dung sau đây:

  • Thông tin doanh nghiệp cần đăng ký
  • Vốn điều lệ
  • Hồ sơ kèm theo
  • Cam đoan
  • Ký, họ tên người đại diện

3. Giấy phép hoạt động dị ch vụ xuất khẩu lao động có thời hạn bao lâu?

Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP thì thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:

  • Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết
  • Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
  • Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
  • Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
  • Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
  • Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
  • Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó
  • Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
  • Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

 

IV. Dịch vụ tư  vấn pháp lý liên quan đến giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động

 

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan