GÓP VỐN BẰNG CÔNG NGHỆ LÀ GÌ?

Khi tốc độ của khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, việc vốn góp không chỉ tập trung vào tài sản hữu hình mà còn cả tài sản vô hình như giá trị công nghệ. Vậy quy định pháp luật về góp vốn bằng công nghệ hiện nay được quy định như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu.

GÓP VỐN BẰNG CÔNG NGHỆ LÀ GÌ

I. Thực trạng góp vốn bằng công nghệ?

Hiện nay, với xu thế ngày càng phát triển của xã hội, việc góp vốn vào doanh nghiệp không chỉ dừng lại là tiền mà còn nhiều loại tài sản có giá trị khác. Tuy nhiên, các doanh nghiệp gặp phải khá nhiều khó khăn khi làm thủ tục góp vốn bằng công nghệ. Nhiều doanh nghiệp loay hoay với các quy định của pháp luật về góp vốn bằng công nghệ. 

II. Góp vốn bằng công nghệ là gì? Có được góp vốn bằng công nghệ hay không?

Theo khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, góp vốn là hình thức góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.

Theo khoản 2 Điều 2 Luật chuyển giao công nghệ số 2017 quy định: Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

Như vậy, góp vốn bằng công nghệ là một trong những hình thức chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.

Góp vốn bằng hình thức công nghệ chính là việc thành viên hay cổ đông sáng lập sử dụng giá trị quyền chuyển giao công nghệ mà thành viên hay cổ đông đang sử dụng công nghệ để góp vốn vào tài sản của doanh nghiệp làm tài sản chung.  

Theo Điều 34 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định tổ chức, cá nhân hoàn toàn có quyền góp vốn vào doanh nghiệp bằng tài sản là công nghệ. Tuy nhiên theo Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định, tài sản là công nghệ không phải là tài sản Đồng Việt Nam nên theo quy định của luật doanh nghiệp hiện hành, thì những tài sản này cần phải thực hiện thủ tục định giá trước khi góp vốn.

 Góp vốn bằng công nghệ là gì? Có được góp vốn bằng công nghệ hay không?III. Một số quy định của pháp luật về góp vốn bằng công nghệ?

Một số quy định của pháp luật về góp vốn bằng công nghệ như sau: 

1. Tài sản góp vốn bằng công nghệ có thể thông qua hình thức nào?

Căn cứ Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tài sản góp vốn bằng công nghệ có thể thông qua hình như sau:

- Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

- Tổ chức, cá nhân có quyền chuyển giao công nghệ được quyền góp vốn bằng công nghệ vào dự án đầu tư; trường hợp dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước thì công nghệ đưa vào góp vốn phải được thẩm định giá theo quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa là chuyển giá trị công nghệ thành vốn góp vào dự án đầu tư hoặc vào vốn của doanh nghiệp.

2. Điều kiện góp vốn bằng công nghệ?

Góp vốn bằng công nghệ là hình thức chuyển giao công nghệ của mình cho doanh nghiệp. Theo Điều 22 Luật chuyển giao công nghệ 2017 quy định điều kiện góp vốn bằng công nghệ như sau :

- Việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác được coi là giao dịch bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Văn bản hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu giáp lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng.

- Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.

- Hợp đồng chuyển giao công nghệ được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh và quy định khác của pháp luật có liên quan.

IV. Quy trình thực hiện góp vốn bằng công nghệ

Theo Điều 8 Luật chuyển giao công nghệ 2017 và Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 quy định quy trình thực hiện góp vốn bằng công nghệ như sau: 

Tổ chức, cá nhân có quyền chuyển giao công nghệ, được quyền góp vốn bằng công nghệ vào dự án đầu tư; trường hợp dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước thì công nghệ đưa vào góp vốn phải được thẩm định giá theo quy định của pháp luật.

Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:

-  Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;

- Quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ của bên nhận chuyển giao cho bên thứ ba.

Tài sản góp vốn là công nghệ phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. 

Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận. Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Quy trình thực hiện góp vốn bằng công nghệ

V. Một số câu hỏi thường gặp khi góp vốn bằng tiền mặt

1. Khi góp vốn bằng công nghệ thì có cần phải tiến hành định giá hay không?

Theo khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

Như vậy, khi góp vốn bằng công nghệ cần phải tiến hành định giá tài sản. 

2. Góp vốn bằng công nghệ có phải thực hiện việc chuyển quyền sở hữu hay không?

Căn cứ theo Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty. Như vậy, góp vốn bằng công nghệ phải thực hiện việc chuyển quyền sở hữu. 

3. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn là công nghệ có phải chịu lệ phí trước bạ hay không?

Căn cứ theo Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây: Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ. 

Như vậy, chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn là công nghệ không phải chịu lệ phí trước bạ.

Trên đây là những thông tin xoay quanh thủ tục góp vốn bằng công nghệ. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về thủ tục góp vốn bằng công nghệ, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan

A PHP Error was encountered

Severity: Core Warning

Message: PHP Startup: Unable to load dynamic library 'pdo_mysql.so' (tried: /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so: cannot open shared object file: No such file or directory), /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so: cannot open shared object file: No such file or directory))

Filename: Unknown

Line Number: 0

Backtrace: