Thương mại quốc tế là một trong những xu hướng phát triển tất yếu mà mỗi quốc gia cần phải có trong bối cảnh kinh tế mới hiện nay. Chính vì thế, hợp đồng đại diện thương mại quốc tế cũng ngày càng được sử dụng phổ biến giữa các thương nhân với nhau trong kinh doanh thương mại.
Hợp đồng đại diện thương mại quốc tế là một loại hợp đồng thường được sử dụng trong thương mại quốc tế, là công cụ pháp lý để các chủ thể tiến hành các hoạt động thương mại xuyên biên giới. Hơn nữa, hợp đồng đại diện đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quyền và nghĩa vụ các bên và là cơ sở để giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Tại khoản 1 điều 141 Luật thương mại 2005 quy định đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận ủy nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.
(Hình ảnh minh họa: thương mại quốc tế)
Hợp đồng đại diện thương mại quốc tế là hợp đồng được ký kết giữa các bên theo đó bên đại diện nhận ủy nhiệm của bên giao đại diện để thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của bên giao đại diện và được hưởng thù lao về việc làm đại diện.
Hợp đồng thương mại có hiệu lực khi được các bên ký kết theo đúng hình thức pháp luật quy định. Bởi vì là hoạt động thương mại mang tính chất xuyên quốc gia, trụ sở thương mại các bên trong hợp đồng nằm trên lãnh thổ các quốc gia khác nhau và các bên thuộc hệ thống pháp luật khác nhau. Chính vì vậy, không có pháp luật của một quốc gia nào có giá trị áp dụng bắt buộc đối với các bên trong hợp đồng mà do sự lựa chọn các bên. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, hợp đồng phải được ký kết bằng văn bản để đảm bảo tính hiệu lực. Đối với hợp đồng đại diện thương mại quốc tế, pháp luật Việt Nam quy định hình thức bắt buộc là dưới dạng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị tương đương như:
Như vậy, hình thức của hợp đồng phải được các bên ký kết bằng văn bản.
Nội dung hợp đồng là một phần không thể thiếu trong quá trình đàm phán, giao kết giữa các bên. Khi giao kết hợp đồng các bên cần phải đảm bảo các nội dung thỏa thuận cần đưa vào như sau:
Trên đây là các nội dung cơ bản cần có trong hợp đồng, do hợp đồng là sự thỏa thuận của các chủ thể với nhau, nên các bên có quyền đưa vào trong văn bản những nội dung điều khoản phù hợp với mục đích giao kết nhưng phải đảm bảo không trái với quy định pháp luật.
Dựa trên nguyên tắc tự do thỏa thuận các bên có thể lựa chọn ngôn ngữ bằng tiếng Anh để soạn thảo hợp đồng. Tuy nhiên, cần lưu ý phải chuẩn bị thêm một bản hợp đồng được soạn thảo bằng tiếng Việt kèm theo, vì theo Luật Công chứng 2014, khi hợp đồng được công chứng thì ngôn ngữ và chữ viết dùng trong công chứng là tiếng Việt.
Các bên tham gia trong hợp đồng là thương nhân, căn cứ tại Điều 6 Luật thương mại 2005 quy định thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và phải có đăng ký kinh doanh.
Đối với hợp đồng đại diện thương mại quốc tế sẽ bao gồm: Bên giao đại diện và Bên Đại diện.
Trong Luật Thương mại Việt Nam không có quy định cụ thể về hợp đồng thương mại vô hiệu, nên khi xem xét hiệu lực của hợp đồng thương mại phải căn cứ các quy định tại Bộ luật Dân sự.
(Hình ảnh minh họa: hợp đồng đại diện thương mại vô hiệu)
Tại Điều 123 đến Điều 129 và Điều 408 Bộ luật dân sự 2015, các trường hợp hợp đồng được ký kết bị vô hiệu khi:
Như vậy, hợp đồng sẽ được xem là vô hiệu khi rơi vào các trường hợp trên.
Đối với thực tiễn thương mại thế giới, điều chỉnh hợp đồng được gọi là “Điều khoản điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi” được gọi là “Điều khoản hardship” xảy ra trong trường hợp đã được các bên thỏa thuận trước đó trong hợp đồng.
Theo pháp luật Việt Nam điều khoản này được quy định tại Điều 420 Bộ luật dân sự 2015, theo đó bên có lợi ích bị ảnh hưởng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản được phép yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng khi có đủ các điều kiện sau đây:
Vậy các bên có quyền điều chỉnh hợp đồng khi đã ký khi đáp ứng các điều kiện về hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định pháp luật.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về hợp đồng đại diện thương mại quốc tế mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn