Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, xung đột phát sinh giữa các bên về quyền, nghĩa vụ trong quá trình hoạt động thương mại. Vậy giải quyết tranh chấp thương mại như thế nào để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của các bên? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết về tranh chấp thương mại của NPLaw dưới đây:
Trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế hiện nay, các quan hệ thương mại ngày càng đa dạng và phức tạp, kéo theo đó là tranh chấp thương mại diễn ra phổ biến hơn. Tranh chấp thương mại có thể đem đến nhiều vấn đề cho các bên: trước hết là những mất mát về mặt kinh tế. Ngoài ra, tranh chấp còn có thể tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đối với danh tiếng của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng và đối tác kinh doanh. Do đó, việc nắm rõ quy định về tranh chấp thương mại giúp các bên giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả, bảo vệ quyền lợi tối đa của doanh nghiệp.
Khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.
Theo quy định, có thể hiểu tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, xung đột phát sinh giữa các bên về quyền, nghĩa vụ trong quá trình hoạt động thương mại.
Theo Điều 317 Luật thương mại 2005, các hình thức giải quyết tranh chấp trong thương mại gồm có:
Như vậy, hiện nay có 03 hình thức giải quyết tranh chấp trong thương mại bao gồm thương lượng; hòa giải do một bên thứ ba làm trung gian hòa giải và giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.
Đối với hình thức thương lượng giữa các bên: các bên tranh chấp tự thỏa thuận cách thức, trình tự và tiến hành giải quyết tranh chấp.
Đối với hình thức hòa giải thương mại:
Khi đạt được kết quả hòa giải thành, các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành. Trường hợp hòa giải không thành, các bên có quyền tiếp tục yêu cầu hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết theo quy định.
Đối với hình thức giải quyết tranh chấp tại Trọng tài hoặc Tòa án:
+ Bước 1: nguyên đơn tiến hành nộp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Trung tâm Trọng tài theo quy định.
+ Bước 2: Bị đơn nộp bản tự bảo vệ.
+ Bước 3: Thành lập hội đồng trọng tài.
+ Bước 4: Chuẩn bị phiên họp giải quyết tranh chấp.
+ Bước 5: Hòa giải
+ Bước 6: Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp và Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài.
+ Bước 1: nguyên đơn nộp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
+ Bước 2: Tòa án xử lý đơn khởi kiện và thụ lý vụ án theo quy định.
+ Bước 3: Tiến hành mở phiên họp giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
+ Bước 4: Xét xử sơ thẩm.
Điều 6 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định: “Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được”.
Như vậy, trường hợp các bên trong vụ án tranh chấp thương mại đã có thỏa thuận trọng tài nhưng thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu hoặc không thể thực hiện được thì Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án đó.
Điểm đ khoản 2 Điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP quy định không hòa giải cơ sở trong trường hợp:
“đ) Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 3 của Luật hòa giải ở cơ sở, bao gồm:
Hòa giải tranh chấp về thương mại được thực hiện theo quy định của Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành”.
Như vậy, hòa giải tranh chấp thương mại không được tiến hành hòa giải ở cơ sở mà thực hiện theo pháp luật về thương mại.
Khoản 2 Điều 12 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5, 6 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP), tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản trong trường hợp:
Trong vụ án tranh chấp thương mại, Tòa án có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản khi có đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án yêu cầu theo quy định pháp luật.
Như vậy, khi hai công ty tranh chấp thương mại và khởi kiện ra Tòa án thì tài khoản ngân hàng bị phong tỏa khi có một bên trong vụ án yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản theo quy định.
Khoản 2 Điều 318 Luật thương mại 2005 quy định về thời hạn khiếu nại như sau:
“Trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 237 của Luật này, thời hạn khiếu nại do các bên thỏa thuận, nếu các bên không có thoả thuận thì thời hạn khiếu nại được quy định như sau:
2. Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hoá; trong trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ ngày hết thời hạn bảo hành”.
Như vậy, nếu các bên không có thỏa thuận thì thời hạn khiếu nại giải quyết tranh chấp trong thương mại về chất lượng hàng hóa là 06 tháng kể từ ngày giao hàng. Nếu hàng hóa có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là 03 tháng kể từ ngày kết thời hạn bảo hành.
Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về tranh chấp thương mại. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách hàng.
Liên hệ NPLaw để được tư vấn và hướng dẫn theo thông tin sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn