HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU GẠO

Hợp đồng xuất khẩu gạo là một vấn đề quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế nông nghiệp và thương mại toàn cầu. Vậy làm sao để hiểu thế nào là hợp đồng xuất khẩu gạo và những vấn đề liên quan xoay quanh về hợp đồng xuất khẩu gạo như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Tìm hiểu về hợp đồng xuất khẩu gạo

1. Hợp đồng xuất khẩu gạo là gì?

Hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung được giải thích tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh sản xuất gạo quy định giao dịch, đàm phán, dự thầu, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung như sau: Hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung (sau đây viết tắt là hợp đồng tập trung) là hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết theo Bản ghi nhớ, thỏa thuận giữa cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ Việt Nam với cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ nước ngoài hoặc vùng lãnh thổ nước ngoài và các hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Hợp đồng xuất khẩu gạo là gì?

2. Có được đại diện ủy quyền ký hợp đồng xuất khẩu gạo không?

Cá nhân hoặc tổ chức có thể được ủy quyền để ký hợp đồng xuất khẩu gạo. Theo quy định của pháp luật, việc ủy quyền ký kết hợp đồng phải được thực hiện thông qua một văn bản ủy quyền rõ ràng, trong đó nêu rõ phạm vi ủy quyền, nội dung hợp đồng, cùng với các thông tin cần thiết khác. Người nhận ủy quyền cần phải có đủ thẩm quyền theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của tổ chức (nếu có).

Ngoài ra, trong trường hợp xuất khẩu gạo, cần đảm bảo rằng các điều kiện liên quan đến giấy phép xuất khẩu, các quy định về chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như các quy định khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và các nước nhập khẩu cũng được tuân thủ đầy đủ.

Có được đại diện ủy quyền ký hợp đồng xuất khẩu gạo không?

II. Quy định pháp luật về hợp đồng xuất khẩu gạo

1. Nội dung cơ bản của Hợp đồng xuất khẩu gạo

Hợp đồng xuất khẩu gạo phải phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế và phải có các thông tin sau đây: tên, địa chỉ của Bên mua và Bên bán; tên hàng, số lượng, chủng loại, chất lượng, qui cách đóng gói, bao bì đóng gói. Tỷ lệ dung sai về số lượng không vượt quá mức cộng trừ năm phần trăm (± 5%); phương thức giao hàng, thời hạn giao hàng, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng; cảng chuyển tải (nếu có); giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán.

Hợp đồng xuất khẩu gạo phải có điều khoản quy định về việc xuất khẩu gạo sang nước thứ 3 (điều khoản tái xuất) như sau: việc bên mua tái xuất sang nước thứ 3 là nước hoặc vùng lãnh thổ có giao dịch hợp đồng tập trung với Việt Nam phải được sự đồng ý của bên bán; bên bán chỉ được chấp thuận cho Bên mua tái xuất hoặc giao hàng sang nước thứ ba là nước hoặc vùng lãnh thổ có giao dịch hợp đồng tập trung với Việt Nam trong thời gian quy định tại Thông tư này nếu được Bộ Công Thương chấp thuận bằng văn bản. 

Thời hạn giao lô hàng đầu tiên của hợp đồng xuất khẩu gạo không quá 90 (chín mươi) ngày, kể từ ngày hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết. Trường hợp có sự điều chỉnh nội dung hợp đồng đã đăng ký, thương nhân phải ký phụ lục hợp đồng và đăng ký phụ lục đó tại Hiệp hội Lương thực Việt Nam trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày phụ lục hợp đồng được ký kết.

2. Hợp đồng xuất khẩu gạo có được thanh toán bằng ngoại tệ không

Căn cứ theo Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 2005 sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013 như sau: Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tại Điều 3 Thông tư 32/2013/TT-NHNN hướng dẫn nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam như sau: Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối.

Như vậy, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép của Ngân hàng Nhà nước. Nên hợp đồng xuất khẩu gạo không được thanh toán bằng ngoại tệ, trừ trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

III. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến hợp đồng xuất khẩu gạo

1. Có được quy định về phạt vi phạm trong hợp đồng xuất khẩu gạo không

Hành vi vi phạm về kinh doanh xuất khẩu gạo được quy định tại Điều 26 Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo như sau:

  • Kê khai không đúng thực tế kho chứa, cơ sở xay, xát hoặc có gian lận khác để được cấp Giấy chứng nhận.
  • Giả mạo, tẩy xoá, sửa chữa Giấy chứng nhận.
  • Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chỉ đạo, điều hành của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
  • Đầu cơ thóc, gạo nhằm lũng đoạn thị trường, gây bất ổn giá thóc, gạo trên thị trường; ép giá hoặc có hành vi khác trong quá trình kinh doanh xuất khẩu gạo gây thiệt hại cho người trồng lúa.
  • Không đảm bảo lượng gạo dự trữ lưu thông theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
  • Gian lận trong việc khai báo giá xuất khẩu, lượng gạo có sẵn hoặc các thủ đoạn khác nhằm lừa dối để được đăng ký hợp đồng xuất khẩu; không thực hiện đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo theo quy định.
  • Giả mạo chứng từ hoặc các thủ đoạn gian lận khác để được ưu tiên trong đăng ký hợp đồng xuất khẩu, phân bổ thực hiện hợp đồng tập trung.
  • Dự thầu, giao dịch hợp đồng xuất khẩu gạo trực tiếp hoặc gián tiếp vào thị trường có hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung trái quy định và chỉ đạo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • Báo cáo không đúng sự thật hoặc không thực hiện chế độ báo cáo được quy định tại Điều 25 Nghị định này.

Tuy nhiên, quy định trên bị bãi bỏ hiện nay vẫn chưa có quy định hướng dẫn thi hành khác. 

2. Thương nhân nào được phân bổ chỉ tiêu thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung để tiến hành ủy thác xuất khẩu?

Việc phân bổ hợp đồng tập trung cho các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để thực hiện ủy thác xuất khẩu dựa trên cơ sở các tiêu chí tại khoản 6 Điều 19 Nghị định 107/2018/NĐ-CP sau đây:

  • Thành tích xuất khẩu trực tiếp 06 tháng trước đó của thương nhân;
  • Trách nhiệm thực hiện giao hàng theo các hợp đồng tập trung được giao;
  • Kết quả xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ thóc, gạo của thương nhân;
  • Thành tích mua thóc gạo của thương nhân theo chỉ đạo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
  • Bên cạnh đó, những trường hợp thương nhân không được phân bổ chỉ tiêu thực hiện hợp đồng tập trung theo quy định tại khoản 8 Điều này như sau:
  • Dự thầu, giao dịch, ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo trực tiếp hoặc gián tiếp vào thị trường có hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung trái quy định và chỉ đạo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
  • Giả mạo chứng từ hoặc có gian lận khác để được chỉ định đầu mối hợp đồng tập trung, phân bổ chỉ tiêu thực hiện hợp đồng tập trung hoặc để được chấp thuận trả lại chỉ tiêu xuất khẩu ủy thác đã được phân bổ;
  • Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chỉ tiêu xuất khẩu ủy thác đã được phân bổ mà không thuộc trường hợp bất khả kháng và không báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Theo đó, Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân bổ chỉ tiêu thực hiện hợp đồng tập trung cho các thương nhân theo các tiêu chí trên, sau đó theo dõi, đôn đốc việc thực hiện hợp đồng tập trung, bao gồm cả việc ký kết, thực hiện hợp đồng ủy thác xuất khẩu và báo cáo tình hình thực hiện về Bộ Công Thương.

Sau khi Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân bổ chỉ tiêu, thương nhân được phân bổ chỉ tiêu và thương nhân đầu mối phải ký hợp đồng về việc thực hiện hợp đồng tập trung, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Các tranh chấp hợp đồng phát sinh giữa các bên sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật.

3. Thuê người môi giới để ký hợp đồng xuất khẩu gạo nhưng hợp đồng bị hủy thì có phải thanh toán chi phí phát sinh cho người môi giới?

Môi giới thương mại được quy định tại Điều 150 Luật Thương mại 2005, theo đó: Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.

Người môi giới được hưởng thù lao theo quy định tại Điều 153 Luật Thương mại 2005, theo đó:

  • Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, quyền hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau.
  • Trường hợp không có thỏa thuận, mức thù lao môi giới được xác định theo quy định tại Điều 86 của Luật này.

Việc thanh toán chi phí phát sinh cho người môi giới được quy định tại Điều 154 Luật Thương mại 2005, theo đó: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên được môi giới phải thanh toán các chi phí phát sinh hợp lý liên quan đến việc môi giới, kể cả khi việc môi giới không mang lại kết quả cho bên được môi giới.

Như vậy, khi đã thuê người môi giới để ký hợp xuất khẩu gạo nhưng hợp đồng bị hủy (không mang lại kết quả) thì bên được môi giới vẫn phải thanh toán chi phí phát sinh cho người môi giới theo như các quy định trên.

4. Muốn kinh doanh xuất khẩu gạo có cần phải có kho hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo như sau:

Theo đó, thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
  • Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Như vậy, muốn kinh doanh xuất khẩu gạo có cần phải có điều kiện trong đó điều kiện về có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Cần lưu ý: Về kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.

Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.

IV. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến hợp đồng xuất khẩu gạo

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề hợp đồng xuất khẩu gạo. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan