Khám phá hoạt động mở phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-Quang cùng với NPLaw

I. Thực trạng mở phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-Quang hiện nay

Hoạt động mở phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-Quang hiện nay đang trở thành một xu hướng nổi bật trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Bởi sự gia tăng nhanh chóng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, dẫn đến người dân chú trọng việc chẩn đoán chính xác trong điều trị bệnh. Từ đó, nhiều bác sĩ và các nhà đầu tư đã quyết định mở các phòng khám chuyên về chẩn đoán hình ảnh, phòng X-Quang. Điều này không chỉ nhằm phục vụ người bệnh mà còn để tận dụng cơ hội kinh doanh trong một thị trường tiềm năng của lĩnh vực sức khỏe cộng đồng.

Mở phòng khám chẩn đoán, chụp X Quang hiện nay ra sao?

Nhưng việc mở phòng khám chẩn đoán hình ảnh không phải là điều đơn giản và dễ thực hiện. Bác sĩ và chủ đầu tư phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm việc đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật, đầu tư trang thiết bị hiện đại và tuyển dụng đội ngũ nhân viên y tế có chuyên môn cao. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các phòng khám và bệnh viện cũng là điều đáng chú trọng. Đánh giá vào lượng cung lớn hiện nay, nhiều phòng khám đã lựa chọn kết hợp công nghệ tiên tiến, như trí tuệ nhân tạo và phần mềm quản lý hiện đại, để nâng cao chất lượng dịch vụ và thu hút dịch vụ khám. Một yếu tố khác cần lưu ý là nhận thức của người dân về chẩn đoán hình ảnh. Ngày nay, bệnh nhân ngày càng hiểu biết hơn về các dịch vụ y tế và thường tìm kiếm các cơ sở có uy tín, trang thiết bị hiện đại và bác sĩ có kinh nghiệm. Do đó, các phòng khám cần phải chú trọng xây dựng thương hiệu và tạo niềm tin với người bệnh.

Có thể thấy, mặc dù mở phòng khám chẩn đoán hình ảnh và phòng X-Quang là một lĩnh vực tiềm năng, nhưng yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chiến lược hợp lý. Các chủ đầu tư cần nắm vững thực trạng thị trường, đáp ứng nhu cầu của người bệnh, đồng thời đảm bảo chất lượng dịch vụ để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này.

II. Tìm hiểu về mở phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-Quang

1. Phòng khám chẩn đoán hình ảnh là gì? Khi nào được mở?

Trước tiên cùng NPLaw tìm hiểu về chẩn đoán hình ảnh là gì nhé? Chẩn đoán hình ảnh là chuyên ngành Y khoa có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh, những hình ảnh này là cơ sở thiết yếu giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị các bệnh trong cơ thể. Từ đó có thể hiểu, phòng khám chẩn đoán hình ảnh chính là cơ sở y tế chuyên cung cấp dịch vụ chẩn đoán bệnh thông qua các kỹ thuật hình ảnh. Những phương pháp phổ biến trong phòng khám này bao gồm:

  • Chụp X-Quang là việc sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh của cấu trúc bên trong cơ thể, giúp phát hiện các vấn đề như gãy xương, nhiễm trùng hay khối u.
  • Siêu âm là phương pháp sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và mô bên trong cơ thể, thường được dùng trong sản khoa và để kiểm tra các cơ quan như tim, gan, thận.
  • CT Scan - chụp cắt lớp vi tính, phương pháp kết hợp nhiều hình ảnh X-Quang để tạo ra hình ảnh chi tiết hơn về các cấu trúc bên trong cơ thể.
  • MRI - Chụp cộng hưởng từ, phương pháp sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh chi tiết của các mô mềm, thường được sử dụng để chẩn đoán các vấn đề về não, tủy sống và khớp.

Chẩn đoán hình ảnh đã trở thành phương tiện căn bản để đánh giá ban đầu cũng như tham gia vào các chẩn đoán, can thiệp, điều trị có tính chất chuyên sâu. Lẽ đó mà phòng khám chẩn đoán hình ảnh thường có các thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên có chuyên môn cao, giúp cung cấp kết quả chẩn đoán chính xác cho bác sĩ điều trị và bệnh nhân.

Vậy khi nào được mở phòng khám dịch vụ này?

Mở được phòng khám chẩn đoán hình ảnh bạn phải tuân thủ các điều kiện pháp lý và thực hiện các quy định hiện hành về hoạt động mở phòng khám. Các hoạt động sau đây là điều kiện mà bạn cần cân nhắc để tiến hành mở phòng khám:

  • Có giấy phép hành nghề nghĩa là người đứng đầu phòng khám phải có giấy phép hành nghề y tế hợp lệ, thường là bác sĩ chuyên khoa trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh.
  • Thực hiện đăng ký kinh doanh tại cơ quan chức năng địa phương, lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.
  • Trang bị các cơ sở vật chất đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh,  trang bị đầy đủ thiết bị chẩn đoán hiện đại.
  • Nguồn lực nhân sự được tuyển dụng phải có chuyên môn, bao gồm bác sĩ, kỹ thuật viên và nhân viên hỗ trợ, tất cả đều phải có chứng chỉ hành nghề.
  • Chấp hành các quy định về an toàn y tế và bảo mật thông tin bệnh nhân.
  • Bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành trong quá trình hoạt động.
  • Thực hiện cấp phép hoạt động, khi đáp ứng các điều kiện trên, bạn cần nộp hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động cho cơ quan y tế địa phương.

Tóm lại khi mà các điều kiện này được đáp ứng và hoàn tất hồ sơ đã được duyệt, bạn có thể chính thức mở phòng khám chẩn đoán hình ảnh.

Các cơ sở pháp lý hiện hành cho hoạt động mở phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-quang bạn có thể tham khảo:

Luật Khám bệnh, Chữa bệnh năm 2023 là văn bản pháp luật quan trọng quy định về tổ chức, hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh, bao gồm phòng khám chẩn đoán hình ảnh.

Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, Chữa bệnh.

Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ y tế.

Nghị định 16/2024/NĐ-CP về người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

Quy định về bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm và môi trường, các quy định này cũng cần được xem xét để đảm bảo rằng phòng khám hoạt động trong môi trường an toàn và sạch sẽ.

Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về việc thành lập và tổ chức hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm thủ tục đăng ký kinh doanh cho các phòng khám tư nhân.

2. Cơ sở khám, chữa bệnh có được thành lập theo phòng khám chẩn đoán hình ảnh không?

Hiện nay cơ sở khám, chữa bệnh có thể được thành lập theo phòng khám chẩn đoán hình ảnh. Theo điểm d khoản 1 Điều 48 Luật Khám bệnh, Chữa bệnh năm 2023 và điểm b khoản 6 Điều 39 Nghị định 96/2023/NĐ-CP thì hình thức tổ chức của cơ sở khám, chữa bệnh có thể gồm phòng khám với cơ sở dịch vụ là chuẩn đoán hình ảnh. Đồng thời để cơ sở khám, chữa bệnh được thành lập phòng khám chẩn đoán phải đáp ứng các điều kiện về việc mở phòng khám được NPLaw phân tích ở trên, khi đó cơ sở khám, chữa bệnh hoàn toàn có thể thành lập phòng khám chẩn đoán hình ảnh.

III. Quy định pháp luật về mở phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-Quang

1. Điều kiện cấp giấy phép mở phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-Quang

Giấy phép được hiểu là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước cấp cho cá nhân, tổ chức để cho phép họ tiến hành một công việc hay nghề nghiệp nhất định. Đối với giấy phép hoạt động mở phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-Quang thì đây là loại giấy phép kinh doanh dịch vụ có điều kiện. Vậy điều kiện để được cấp giấy phép mở phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-Quang được pháp luật quy định như nào? Mời các bạn cùng NPLaw tìm hiểu nhé.

Theo quy định Nghị định 96/2023/NĐ-CP và Nghị định 155/2018/NĐ-CP thì phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-Quang được cấp giấy phép khi đáp ứng các điều kiện sau:

* Các điều kiện về cơ sở vật chất

  • Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động);
  • Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật; Phòng X quang, chụp cắt lớp vi tính (CT scanner), cộng hưởng từ (MRI) phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về an toàn bức xạ;
  • Phòng siêu âm, phòng nội soi chẩn đoán được thiết kế độc lập, mỗi phòng có diện tích ít nhất là 10m2; riêng đối với nội soi tiêu hóa nếu thực hiện cả hai kỹ thuật nội soi tiêu hóa trên và nội soi tiêu hóa dưới thì phải có 02 buồng riêng biệt;
  • Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ.

* Các điều kiện về trang thiết bị y tế

  • Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám chuyên khoa phụ sản;
  • Bảo đảm xử lý rác thải y tế và các điều kiện về an toàn bức xạ theo quy định của pháp luật;
  • Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh;
  • Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa;
  • Có thiết bị phòng hộ cá nhân theo quy định của pháp luật về an toàn bức xạ.

* Các điều kiện về nhân sự

  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chẩn đoán hình ảnh phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề và có thời gian trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh về chẩn đoán hình ảnh ít nhất là 54 tháng;
  • Cử nhân X-Quang (trình độ đại học) được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán nhưng không được kết luận chẩn đoán; là người hành nghề cơ hữu tại phòng X-Quang.
  • Bên cạnh người chịu trách nhiệm chuyên môn, các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì được phép thực hiện các hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu và các đối tượng khác), việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đó.

Do đó, để cấp giấy phép mở phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-Quang bạn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên.

2. Thành phần hồ sơ đầy đủ thực hiện thủ tục cấp giấy phép mở phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-Quang

Hiện nay hồ sơ để thực hiện thủ tục cấp giấy phép mở phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-Quang căn cứ vào Luật Khám bệnh, Chữa bệnh 2023 và Nghị định 96/2023/NĐ-CP, bao gồm:

  • Đơn theo Mẫu 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP;
  • Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở của phòng khám, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề và giấy xác nhận quá trình hành nghề theo Mẫu 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP này của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (không áp dụng đối với trường hợp các giấy tờ này đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
  • Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề và giấy xác nhận quá trình hành nghề theo Mẫu 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này của người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (không áp dụng đối với trường hợp các giấy tờ này đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, danh mục thiết bị y tế, danh sách nhân sự đáp ứng điều kiện cấp giấy phép hoạt động tương ứng với từng hình thức tổ chức theo Mẫu 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP và các giấy tờ chứng minh, xác nhận các kê khai đó;
  •  Danh sách ghi rõ họ tên, số giấy phép hành nghề của từng người hành nghề đăng ký hành nghề tại cơ sở đó theo Mẫu 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Văn bản do cấp có thẩm quyền phê duyệt quy định về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của bệnh viện của nhà nước hoặc điều lệ tổ chức và hoạt động đối với bệnh viện tư nhân theo Mẫu 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP
  • Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

Để đảm bảo hồ sơ mở phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-Quang được phê duyệt các bạn cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ được quy định trên. 

IV. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến mở phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-Quang

1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn cần đáp ứng điều kiện gì để mở phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-Quang?

Bất kỳ một lĩnh vực nào hoạt động thì đều cần có người chịu trách nhiệm chuyên môn cao để quá trình hoạt động được đảm bảo và đặc biệt đối với lĩnh vực y tế thì người chịu trách nhiệm chuyên môn lại vô cùng quan trọng. Vậy người chịu trách nhiệm chuyên môn cần đáp ứng điều kiện gì để mở phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-Quang. Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 23a Nghị định 155/2018/NĐ-CP và khoản 2 Điều 53 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định về người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với phòng khám chẩn đoán hình ảnh, X-Quang như sau:

  • Bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc cử nhân X-Quang trình độ đại học trở lên, có chứng chỉ hành nghề;
  • Bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa kỹ thuật hình ảnh y học;
  • Kỹ thuật y với phạm vi hành nghề hình ảnh y học có trình độ cử nhân trở lên;
  • Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được thể hiện bằng văn bản.

2. Thiết bị y tế của phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-Quang thì phải đáp ứng những điều kiện gì để được cấp giấy phép mở cửa hoạt động?

Căn cứ Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện thiết bị y tế của phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-Quang để được cấp giấy phép mở hoạt động đáp ứng các điều kiện sau đây: 

  • Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;
  • Có thiết bị phòng hộ cá nhân theo quy định của pháp luật về an toàn bức xạ.
  • Các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký.

V. Vấn đề mở phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-Quang có nên liên hệ với Luật sư không? Liên hệ như thế nào?

Mở phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-Quang là một quá trình phức tạp và có nhiều quy định pháp lý, người thực hiện mở phải tìm hiểu kỹ các quy định để thực hiện về mặt công tác chuẩn bị hồ sơ cũng như cơ sở. Do đó, việc liên hệ với luật sư - người có nhiều kinh nghiệm và am hiểu pháp luật hỗ trợ là rất nên thiết. 

Bởi Luật sư sẽ hỗ trợ bạn trong các vấn đề sau: giúp bạn hiểu rõ các quy định pháp lý liên quan đến việc mở phòng khám và cấp giấy phép. Hỗ trợ trong việc soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép hoạt động. Luật sư có thể đại diện trong các cuộc làm việc với cơ quan chức năng. Hỗ trợ xem xét các hợp đồng liên quan đến mua sắm thiết bị y tế, hợp đồng lao động, và các hợp đồng khác.

Bạn có thể tìm kiếm luật sư chuyên về lĩnh vực y tế hoặc doanh nghiệp qua các trang web luật sư, diễn đàn hoặc giới thiệu từ người quen. Sau khi chọn được luật sư, bạn có thể gọi điện hoặc gửi email để đặt lịch hẹn. Trong buổi gặp mặt, hãy trình bày rõ ràng về dự án mở phòng khám của bạn. Trước khi bắt đầu hợp tác, hãy thảo luận rõ ràng về chi phí dịch vụ để đảm bảo không có bất ngờ nào sau này. Sau quá trình tìm hiểu bạn có thể cân nhắc ký hợp đồng dịch vụ pháp lý để đảm bảo quyền lợi của cả hai bên.

Tóm lại việc liên hệ với luật sư sẽ giúp bạn tránh được nhiều rủi ro pháp lý và tiết kiệm thời gian trong quá trình mở phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-Quang.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về mở phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-Quang. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất nhé.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan