Pháp luật hủy phán quyết trọng tài ở Việt Nam được thiết lập để đảm bảo công bằng và đảm bảo quyền lợi của các bên trong một số trường hợp nhất định. Theo đó, việc hủy phán quyết trọng tài thương mại hiện nay đồng thời tạo điều kiện cho pháp luật được tuân thủ chính xác hơn.
Căn cứ khoản 10 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010, phán quyết trọng tài được xem là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài.
Nguyên tắc ra phán quyết trọng tài được quy định cụ thể tại Điều 60 Luật Trọng tài thương mại 2010, cụ thể: Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.
Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.
Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về định nghĩa hủy phán quyết.
Căn cứ vào những quy định có liên quan đến hủy phán quyết trọng tài tại Luật Trọng tài thương mại 2010, có thể hiểu khái niệm hủy phán quyết trọng tài là quá trình xem xét và bãi bỏ hiệu lực của phán quyết đã được ban hành. Theo đó, quá trình này phải được diễn ra theo đúng quy định pháp luật, thủ tục tại các cơ quan có thẩm quyền.
Khi Hội đồng trọng tài ra phán quyết, các bên có quyền yêu cầu Tòa án xem xét hủy phán quyết trọng tài trong một số trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật trọng tài thương mại 2010 như sau:
2.1. Về nghĩa vụ chứng minh
Nghĩa vụ chứng minh nguyên nhân hủy phán quyết được quy định tại khoản 3 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010, cụ thể:
2.2. Hồ sơ
Thành phần hồ sơ yêu cầu hủy phán quyết theo quy định của Luật Trọng tài thương mại được quy định tại các Điều 69 và Điều 70 như sau:
Giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực hợp lệ.
2.3. Thủ tục hủy phán quyết
Thủ tục thực hiện ra quyết định hủy phán quyết được quy định tại Điều 71 Luật Trọng tài thương mại 2010, cụ thể như sau:
Bước 1: Tòa án thông báo cho Trung tâm trọng tài hoặc Trọng tài viên trong vụ việc, các bên tranh chấp và Viện kiểm sát cùng cấp sau khi thụ lý đơn yêu cầu.
Bước 2: Tiến hành mở phiên họp xét đơn yêu cầu hủy phán quyết.
Bước 3: Ra quyết định hủy hoặc không hủy phán quyết trọng tài.
Theo Điều 71 Luật Trọng tài thương mại 2010, thẩm quyền ra quyết định hủy phán quyết trọng tài thuộc về Tòa án dân sự nơi các bên yêu cầu hủy phán quyết. Bên cạnh đó, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng quy định hủy phán quyết trọng tài là việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Vì vậy, thẩm quyền ra quyết định hủy phán quyết thuộc về Tòa án.
Quyền yêu cầu hủy phán quyết được quy định tại Điều 69 Luật trọng tài thương mại. Theo đó, quyền yêu cầu sau khi nhận được phán quyết trọng tài thuộc về các bên tranh chấp (nguyên đơn và bị đơn) liên quan khi tham gia tố tụng trọng tài tại trung tâm trọng tài thương mại.
Thời hạn thụ lý và xử lý đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài được quy định tại Điều 71 Luật Trọng tài thương mại. Theo đó, thời hạn giải quyết đơn yêu cầu bao gồm thời hạn thụ lý, thời hạn mở phiên họp xét đơn yêu cầu và thời hạn chuyển hồ sơ cho các cơ quan có liên quan.
Trên đây là những thông tin về hủy phán quyết trọng tài. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn pháp luật liên quan đến yêu cầu hủy phán quyết hãy liên hệ với NP Law để được giải đáp các thắc mắc cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn