Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Vậy khi nào hai bên cần ký lại hợp đồng lao động? NPLaw sẽ phân tích một số quy định về ký lại hợp đồng lao động theo quy định hiện nay trong bài viết dưới đây.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, giữa người lao động và người sử dụng lao động có thể có sự thay đổi, bổ sung một số thỏa thuận về tiền lương, phụ cấp, nơi làm việc… Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp hợp đồng lao động đã ký hết hạn; chấm dứt hợp đồng lao động. Để xác định khi nào cần ký lại hợp đồng lao động; Việc ký lại hợp đồng lao động sao cho phù hợp quy định hiện hành là điều nhiều lao động và doanh nghiệp quan tâm.
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Bộ luật lao động năm 2019: “Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;”
Như vậy, cần ký lại hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động đã ký hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc.
Ngoài ra, khi thuộc một số trường hợp hợp đồng lao động chấm dứt theo Điều 34 Bộ luật lao động năm 2019 thì hai bên có thể ký hợp đồng lao động mới.
Để ký kết hợp đồng lao động đúng quy định, hai bên cần xác định rõ một số nội dung như sau:
Điều 14 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về hình thức hợp đồng lao động như sau:
Như vậy, các bên có thể ký lại hợp đồng lao động với hình thức giao kết bằng văn bản, thông qua phương tiện điện tử hoặc giao kết bằng lời nói theo quy định trên.
Theo điểm b khoản 2 Điều 20 Bộ luật lao động năm 2019 về loại hợp đồng lao động: “Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn”.
Như vậy, khi chuyển hóa hợp đồng lao động từ xác định thời hạn sang không xác định thời hạn thì các bên không bắt buộc phải ký lại hợp đồng lao động. Khi hợp đồng lao động từ xác định thời hạn hết hạn 30 ngày mà các bên không ký hợp đồng mới thì hợp đồng đã ký sẽ chuyển thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Bộ luật lao động năm 2019: “Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới…”
Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, người sử dụng lao động chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì không bắt buộc phải ký hợp đồng mới.
Cần lưu ý rằng, trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản theo Điều 29 Bộ luật lao động năm 2019.
Trường hợp không ký lại hợp đồng lao động nhưng người lao động vẫn tiếp tục làm việc: Hợp đồng lao động đã ký sẽ chuyển thành hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn tương ứng theo quy định tại Điều 20 Bộ luật lao động 2019.
Trường hợp không ký lại hợp đồng lao động và người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động: Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại Điều 45 Bộ luật lao động năm 2019.
Người sử dụng lao động có hành vi không thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Bộ luật lao động năm 2019, hai bên cần ký lại hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động đã ký hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc.
Ngoài ra, việc doanh nghiệp thay đổi tên không thuộc trường hợp phải chấm dứt hợp đồng lao động đã ký theo Điều 34 Bộ luật lao động năm 2019.
Do đó, trường hợp doanh nghiệp đổi tên không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động không bắt buộc phải ký lại hợp đồng lao động trong trường hợp này.
Theo quy định tại Điều 20, Điều 34 Bộ luật lao động năm 2019, Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình không thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động và không bắt buộc hai bên phải ký hợp đồng lao động mới.
Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về Ký lại hợp đồng lao động. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách hàng.
Liên hệ NPLaw để được tư vấn và hướng dẫn theo thông tin sau:
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn