Từ xưa đến nay, vấn đề thừa kế luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội và hệ thống pháp luật Việt Nam. Một trong những trường hợp thừa kế phổ biến nhất hiện nay là cha mẹ lập di chúc để lại nhà đất cho con. Vậy lập di chúc để lại nhà đất cho con như thế nào để đảm bảo tính pháp lý? NPLaw sẽ phân tích một số quy định về lập di chúc để lại nhà đất cho con trong bài viết dưới đây.
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc không chỉ xác định việc định đoạt tài sản do người chết để lại mà còn là căn cứ quan trọng để xác định quyền và nghĩa vụ của chủ thể liên quan đối với tài sản đó. Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ lưỡng quy định có thể giúp đảm bảo rằng di chúc sẽ được thực hiện đúng theo quy định và mong muốn của người lập di chúc.
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo Điều 627 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hình thức của di chúc như sau: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”.
Như vậy, người lập di chúc có thể lập di chúc để lại nhà đất cho con bằng hình thức lập thành văn bản hoặc di chúc miệng.
Khi lập di chúc để lại nhà đất cho con cần lưu ý một số vấn đề sau:
Trên đây là một số lưu ý khi lập di chúc để lại nhà đất cho con. Để giải đáp thắc mắc, hỗ trợ lập di chúc để lại nhà đất cho con đúng quy định, bạn đọc có thể liên hệ NPLaw theo hotline 0913449968 hoặc email: legal@nplaw.vn.
a) Lập di chúc miệng:
b) Lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã:
Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
Theo Điều 631 Bộ luật dân sự năm 2015, di chúc gồm có các nội dung chủ yếu như sau:
Như vậy, di chúc để lại nhà đất cho con phải đảm bảo có đầy đủ các nội dung nêu trên.
Theo Điều 625 Bộ luật dân sự năm 2015: “Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình”.
Người lập di chúc có toàn quyền quyết định việc để lại tài sản của mình cho ai sau khi chết. Do đó, cha, mẹ lập di chúc để lại nhà đất cho con thì không cần sự đồng ý của các con (bao gồm người được hưởng thừa kế và người không được hưởng thừa kế).
Khoản 5 Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực”.
Theo quy định trên, người lập di chúc được quyền để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản. Cùng một tài sản là nhà đất, sau khi lập di chúc để lại cho con thì người lập di chúc được quyền thay đổi di chúc theo quy định. Khi đó, chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
Theo Điều 627 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hình thức của di chúc như sau: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”.
Người lập di chúc được quyền lập di chúc miệng để lại tài sản cho con. Để đảm bảo tính hợp pháp của di chúc miệng, di chúc miệng phải đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015.
Theo Điều 625 Bộ luật dân sự năm 2015: “Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình”.
Người lập di chúc có toàn quyền định đoạt đối với tài sản của mình bao gồm việc chỉ định người thừa kế tài sản đó. Do đó, cha mẹ được quyền lập di chúc để lại toàn bộ tài sản của mình sau khi chết cho con trai mà không cho con gái.
Tuy nhiên trường hợp người con gái chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động thì vẫn được hưởng di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015.
Theo Điều 609 Bộ luật dân sự năm 2015: “...Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc”.
Như vậy, người thừa kế không là cá nhân vấn được quyền hưởng di sản theo di chúc. Bố mẹ lập di chúc để lại tài sản cho doanh nghiệp của con là hoàn toàn hợp pháp. Doanh nghiệp được hưởng thừa kế theo di chúc phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế theo Điều 613 Bộ luật dân sự năm 2015.
Theo điểm a khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015, di chúc hợp pháp phải đảm bảo điều kiện: “Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép”. Do đó, người con trai ép buộc bố mẹ lập di chúc cho mình để hưởng di sản thừa kế là hành vi trái quy định. Di chúc được lập trong trường hợp bị ép buộc nêu trên là không có giá trị pháp lý.
Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về di sản thừa kế là tài sản chung của vợ chồng. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến thừa kế; Tư vấn, giải đáp pháp lý việc lập di chúc để lại nhà đất cho con; Tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong vụ việc tranh chấp.
Liên hệ NPLaw để được tư vấn và hướng dẫn theo thông tin sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn