Trong cuộc sống, việc một người bị mất tích không chỉ mang đến nỗi đau tinh thần cho gia đình mà còn tạo ra những vấn đề pháp lý phức tạp. Một trong số đó là việc giải quyết ly hôn với người bị mất tích. Bài viết dưới đây của NPLaw sẽ gửi đến bạn đọc cái nhìn tổng quan các quy định về ly hôn với người bị mất tích hiện nay. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Ly hôn với người bị mất tích là vấn đề pháp lý không hiếm gặp trong bối cảnh hiện nay. Người bị mất tích có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau như tai nạn, thiên tai, di cư, hoặc cố tình rời bỏ gia đình. Điều này không chỉ để lại khoảng trống về mặt tinh thần mà còn khiến người còn lại gặp khó khăn trong việc tiếp tục cuộc sống, đặc biệt là khi muốn kết thúc mối quan hệ hôn nhân để xây dựng tương lai mới. Quá trình giải quyết ly hôn với người bị mất tích còn liên quan đến nhiều vấn đề như tài sản, con cái, xác định tình trạng pháp lý, tìm kiếm người mất tích. Do đó đòi hỏi sự can thiệp của pháp luật để đảm bảo quyền lợi của các bên.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về ly hôn theo yêu cầu của một bên: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”.
Như vậy, để ly hôn với người bị mất tích thì phải đáp ứng điều kiện về việc người đó đã bị Tòa án tuyên bố mất tích theo quy định trên.
Để ly hôn với người bị mất cần thì cần thực hiện thủ tục như sau:
Bước 1: yêu cầu Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng của người yêu cầu mất tích theo quy định pháp luật.
Bước 2: yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn với người bị mất tích
Việc ly hôn với người bị mất tích thực hiện tương tự thủ tục ly hôn đơn phương thông thường. Theo khoản 1, Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện gồm:
“a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
“a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;”
Như vậy, người yêu cầu nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người bị mất tích.
Điều kiện kết hôn theo khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 bao gồm:
Theo đó, điểm c khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014, cấm kết hôn đối với hành vi “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”.
Như vậy, để kết hôn với người khác khi người chồng bị mất tích thì người vợ cần phải làm thủ tục ly hôn với người bị tuyên bố mất tích và được Tòa án có thẩm quyền ra quyết định cho ly hôn. Sau khi ly hôn theo quy định trên, người vợ được quyền kết hôn với người khác.
Theo khoản 3 Điều 70 Bộ luật dân sự 2015: “Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật”.
Như vậy, sau khi người vợ đã ly hôn với người bị tuyên bố mất tích theo quy định mà người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là còn sống thì quyết định ly hôn vẫn còn giá trị.
Khoản 1, 2 Điều 68 Bộ luật dân sự 2015 quy định về tuyên bố mất tích như sau:
“1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
...
2. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.”.
Căn cứ theo quy định trên, trường hợp người vợ mất tích gần 5 năm và mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định mà vẫn không có tin tức xác thực về việc người vợ còn sống hay đã chết thì người chồng có quyền yêu cầu tuyên bố người vợ mất tích và xin ly hôn theo quy định trên.
Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định ly hôn với người bị mất tích hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn về hỗ trợ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn