Người làm chứng là người thân có thể hiểu là người biết về một tình tiết hay một vụ việc nào đó có quan hệ ruột thịt, họ hàng đối với người nhà của mình. Người làm chứng trong pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật tố tụng hình sự đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vụ án, giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vụ việc một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Qua bài viết dưới đây giúp mọi người biết và tìm hiểu người làm chứng là người thân cùng Công ty Luật TNHH Ngọc Phú.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015: “Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng”
Quyền và nghĩa vụ của người làm chứng căn cứ theo Khoản 3 và Khoản 4 Điều 66 Bộ Luật tố tụng hình sự như sau:
Quyền của người làm chứng:
- Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
- Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của người làm chứng:
- Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp việc không có mặt này không phải vì lý do bất khả kháng gây trở ngại cho quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải
- Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết.
Khoản 2 Điều 66 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định những người sau đây là người không được làm chứng:
- Người bào chữa của người bị buộc tội;
- Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
Do đó, nếu người thân thích của bị hại mà biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án thì có thể là người làm chứng và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
Người làm chứng có thể là người thân thích của người bị buộc tội trong vụ án hình sự hay không? căn cứ theo Khoản 2 Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau về vấn đề này:
“2. Những người sau đây không được làm chứng:
a) Người bào chữa của người bị buộc tội;
b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.”
Bởi vì không thuộc một trong những trường hợp không được làm người làm chứng. Theo đó, người làm chứng có thể là người thân thích của người bị buộc tội trong vụ án hình sự.
Căn cứ theo Điểm b Khoản 3 Điều 66 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015: ”Quyền của người làm chứng như sau: Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;”
Thông thường lời khai của người làm chứng, sẽ có lợi cho một bên tham gia tố tụng và bất lợi cho phía bên kia, thường là bất lợi cho bị can, bị cáo. Cho nên, không loại trừ khả năng bị can, bị cáo hoặc gia đình họ đe dọa người làm chứng. Người làm chứng có quyền yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng đã triệu tập mình có biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình.
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 311 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015: “Trường hợp có căn cứ xác định người làm chứng, người thân thích của họ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm thì Hội đồng xét xử phải quyết định biện pháp bảo vệ họ theo quy định của Bộ luật này và pháp luật khác có liên quan.”
Các biện pháp bảo vệ căn cứ theo Điều 486 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định bao gồm:
+ Bố trí lực lượng và sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện khác để canh gác, bảo vệ;
+ Hạn chế việc đi lại, tiếp xúc bảo vệ an toàn cho họ;
+ Giữ bí mật và yêu cầu người khác giữ bí mật đến người được bảo vệ;
+ Di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập, lý lịch, đặc điểm nhân dạng của người được bảo vệ, nếu được họ đồng ý;
+ Răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa các hành vi xâm hại người được bảo vệ và ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại;
+ Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.
Việc áp dụng, thay đổi các biện pháp bảo vệ không được làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ
Di chúc bằng miệng có hợp pháp khi có người làm chứng là người thân hay không, căn cứ theo khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 về di chúc hợp pháp:
Theo đó di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
“1. Di chúc hợp pháp
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”
Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Người làm chứng cho việc lập di chúc. Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Như vậy, di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
Người làm chứng có thể là người thân thích của người bị hại trong vụ án hình sự hay không, căn cứ theo khoản 2 Điều 66 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về người làm chứng, theo đó những người sau đây là người không được làm người làm chứng:
“a, Người bào chữa của người bị buộc tội;
b, Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.”
Do đó, theo quy định nêu trên, người làm chứng là người thân thích của bị hại thì không có thuộc trường hợp không được làm chứng trong vụ án hình sự. Do đó, nếu những người thân thích của bị hại mà biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án thì vẫn có thể được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
Theo khoản 2 Điều 67 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về người chứng kiến như sau:
“Những người sau đây không được làm người chứng kiến:
a) Người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức đúng sự việc;
c) Người dưới 18 tuổi;
d) Có lý do khác cho thấy người đó không khách quan.”
Như vậy, người thân thích của người bị buộc tội là người không được làm người chứng kiến. Cụ thể, người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thì sẽ không được làm người chứng kiến trong vụ án đó.
Trên đây là một số ý kiến tư vấn của Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - đối tác pháp lý tin cậy về vấn đề người làm chứng trong đó có người làm chứng là người thân. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, xin liên hệ với tổng đài 0913449968 để được tư vấn trực tiếp.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn