Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe là hoạt động của cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Bài viết phân tích những quy định của pháp luật về việc sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Bao gồm các điều kiện chung và riêng của cơ sở sản xuất, cơ sở sản xuất có bắt buộc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP), xử phạt khi cơ sở không có GMP, giải đáp việc kinh doanh sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện không.
Khi xã hội ngày càng phát triển và đời sống của con người được cải thiện thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng ngày càng nhiều hơn. Vì vậy, các sản phẩm bảo vệ sức khỏe ngày càng được ưa chuộng và có rất nhiều các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là dạng thực phẩm bổ trợ cho sức khỏe của con người, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người nên để có thể sản xuất được thực phẩm này thì cơ sở sản xuất phải đảm bảo những điều kiện theo quy định của pháp luật. Pháp luật đã quy định cụ thể những điều kiện mà cơ sở sản xuất phải đáp ứng và khi đủ điều kiện này thì cơ sở sẽ được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt. Tuy nhiên hiện nay, vẫn có nhiều cơ sở sản xuất chui, nhiều cơ sở không đáp ứng điều kiện sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Điều này làm cho sản phẩm bảo vệ sức khỏe trên thị trường không đảm bảo chất lượng, nhiều hàng trôi nổi, hàng giả, hàng nhái. Vì vậy, pháp luật cần có những quy định chặt chẽ hơn để hạn chế tình trạng này.
1. Điều kiện chung để sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khoẻ
1.1. Điều kiện về cơ sở sản xuất, kinh doanh
Theo quy định tại Điều 19 Luật An toàn thực phẩm 2010, Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
1.2. Điều kiện về bảo quản thực phẩm
Theo quy định tại Điều 20 Luật An toàn thực phẩm 2010, Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện về bảo quản thực phẩm sau đây:
1.3. Điều kiện về vận chuyển thực phẩm
Theo quy định tại Điều 21 Luật An toàn thực phẩm 2010, tổ chức, cá nhân vận chuyển thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
Trên đây là các điều kiện chung mà bất kì một cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe nào cũng phải đáp ứng được. Ngoài ra còn một số điều kiện riêng khác.
Điều kiện sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Ngoài những điều kiện chung để sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cơ sở sản xuất còn phải đáp ứng những điều kiện riêng theo quy định tại Điều 28 Nghị định 15/2018/NĐ-CP về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cụ thể như sau:
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe là một dạng sản phẩm chức năng thuộc danh mục thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ y tế. Theo danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Luật đầu tư 2020 sửa đổi bổ sung năm 2022 thì chỉ có ngành nghề “Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương” và “Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” thuộc danh mục này. Ngành nghề kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ y tế không thuộc danh mục ngành nghề có điều kiện nên sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện không?
Khoản 3 Điều 28 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định: “Kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2019, các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải áp dụng Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế.”
Theo quy định trên thì kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2019, các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải áp dụng Thực hành sản xuất tốt (GMP), thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Như vậy, kể từ ngày 01/07/2019 thì các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc Giấy chứng nhận GMP.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP, cơ sở sản xuất thực phẩm sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu có hành vi sau đây:
“a) Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (sau đây gọi tắt là GMP) hoặc có Giấy chứng nhận GMP nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên dây chuyền sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;”
Như vậy nếu cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhưng không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Ngoài ra cơ sở còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi thực phẩm và cuộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.
Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp tới quý khách dịch vụ tư vấn ngành nghề kinh doanh sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe bao gồm:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn